发布时间:2025-01-10 01:58:56 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Tiếp nhận, xử lý hơn 158 nghìn hồ sơ
Chính thức tham gia kết nối NSW từ tháng 6-2015, đến nay Bộ NN&PTNT đã triển khai 11 thủ tục hành chính theo NSW tại 7 đơn vị thuộc Bộ gồm: Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Tính từ đầu năm đến ngày 1/12/2017, Bộ NN&PTTN đã tiếp nhận, xử lý giải quyết hồ sơ cấp phép điện tử qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tổng số 158.857 hồ sơ. Trong đó, 149.720 hồ sơ đã xử lý, giải quyết và cấp phép/Giấy chứng nhận điện tử, còn 9.137 hồ sơ đang tiếp tục xử lý.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn: Suốt thời gian qua, việc thực hiện NSW tại Bộ NN&PTNT cũng như các đơn vị trực thuộc đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Điển hình như đơn giản hóa hồ sơ, chuyển đổi cách thức giải quyết thủ tục hành chính từ tiếp nhận xử lý hồ sơ giấy sang cấp phép điện tử,… Động thái này giúp DN tiết kiệm đáng kể chi phí, giảm thời gian thông quan hàng hóa, góp phần cho DN nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, quốc tế.
“Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ triển khai giai đoạn 2 NSW đối với 25 thủ tục hành chính mới thực hiện tại 5 đơn vị thuộc Bộ gồm các Cục: Thú y, Chăn nuôi, Bảo vệ thực vật, Trồng trọt và Tổng cục Thủy sản. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ tiếp tục triển khai mở rộng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên phạm vi toàn quốc đối với các thủ tục hành chính thực hiện theo NSW; đồng thời xây dựng, hoàn thiện ban hành Quy chế thực hiện NSW tại Bộ NN&PTNT và các đơn vị”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt triển khai
Bộ NN&PTNT đã triển khai như thế nào để NSW đạt được kết quả khả quan?
Đáp lại câu hỏi này, ông Ngô Hồng Giang, Chánh văn phòng thường trực Cải cách hành chính (Bộ NN&PTNT) cho hay: Suốt thời gian qua, để đẩy mạnh triển khai xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó bao gồm cả việc thực hiện NSW tại Bộ, lãnh đạo Bộ đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN trong giải quyết thủ tục hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ.
“Bên cạnh đó, có thể nói rằng, việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến nói chung, triển khai NSW nói riêng tại Bộ đã có sự vào cuộc mạnh mẽ của lãnh đạo các đơn vị như: Cục Chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Trồng trọt và Tổng cục Thủy sản, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa một số đơn vị thuộc Bộ NN&PTTN trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện”, ông Giang nhấn mạnh.
Trong số các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT tham gia triển khai NSW, Cục Chăn nuôi được đánh giá khá tích cực, triển khai nhanh chóng, hiệu quả.
Chia sẻ kinh nghiệm của đơn vị, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Mấu chốt là phải làm tốt khâu tập huấn bởi việc triển khai liên quan tới hàng trăm cán bộ, DN. Ví dụ, khi bắt đầu triển khai NSW, Bộ NN&PTNT chỉ yêu cầu Cục Chăn nuôi tổ chức hai lớp tập huấn nhưng Cục đã chủ động tổ chức 6-7 lớp. Yêu cầu đặt ra trong quá trình tập huấn là đối tượng tham gia phải là những người trực tiếp ngồi máy làm, không mời lãnh đạo đơn vị tham gia. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu khi đường truyền còn hạn chế, hay tắc nghẽn, Cục Chăn nuôi đã linh hoạt, chủ động đề xuất xây dựng một đường truyền riêng phục vụ cho việc áp dụng NSW.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện một số đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT còn cho rằng, ngoài sự nỗ lực của các đơn vị trong ngành nông nghiệp, một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp cho quá trình triển khai NSW lĩnh vực nông nghiệp suôn sẻ là sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của cơ quan Hải quan. Điển hình như, khi tiếp nhận phản hồi của các DN về khó khăn khi dung lượng tiếp nhận tài liệu đính kèm qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia được giới hạn tối đa chỉ 2MB, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan cố gắng phối hợp, khắc phục, nâng mức dung lượng tối đa của hồ sơ đính kèm lên tới 30MB. Điều này không chỉ giúp DN dễ dàng hơn trong khai báo hồ sơ, mặn mà hơn với NSW mà còn giúp đơn vị tiếp nhận thuận tiện trong xử lý, tránh tình trạng hồ sơ bị mờ nhòe, thiếu rõ ràng.
Bà Phạm Thị Thắm, nhân viên Công ty CP XNK TP. Thái Bình: Không còn cảm thấy áp lực khi tiến hành NSW Công ty CP XNK TP. Thái Bình thường xuyên XK mặt hàng thịt lợn sữa sang thị trường Hồng Kông với tần suất không lớn nên mỗi tháng DN chỉ làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật XK từ 1-2 lần. Đã có những thời điểm, khi triển khai thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật XK theo NSW, hệ thống trục trặc, lỗi nhiều nên tới mấy ngày DN không khai xong một bộ hồ sơ. Điều này khiến cho việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch bị chậm trễ, làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc kinh doanh cũng như quan hệ với khách hàng của DN. Những lúc như vậy, DN phải trực tiếp đem hồ sơ giấy ra trụ sở của cơ quan Thú y để giải quyết. Đồng thời, DN cũng liên hệ với bộ phận một cửa của cơ quan Hải quan để được hỗ trợ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, mọi thứ đã đi vào nề nếp, thuận tiện hơn thời điểm ban đầu rất nhiều. Hệ thống vận hành thông suốt, DN cũng quen thuộc với áp dụng NSW nên công việc diễn ra suôn sẻ, ít vướng mắc. DN không hề còn cảm thấy áp lực khi việc khai báo một bộ hồ sơ được nhanh chóng hoàn tất chỉ trong vòng vài phút. Ông Phạm Văn Nghĩa, nhân viên Công ty TNHH Enzyma: Nhiều khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ Công ty TNHH Enzyma chủ yếu NK phân bón từ thị trường Hoa Kỳ với tần suất khoảng 1-2 chuyến/tháng. Tương ứng với đó, mỗi tháng DN triển khai thủ tục xin cấp phép NK phân bón 1-2 lần. DN đã triển khai thủ tục “Cấp phép NK phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất và kinh doanh” theo NSW từ lâu và hiện khá thành thục. NSW đem lại rất nhiều lợi ích cho DN, điển hình là tiết kiệm thời gian chạy đi chạy lại khai báo hồ sơ so với cách làm hồ sơ giấy. Do đã làm quen nên việc khai báo hồ sơ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia được tiến hành suôn sẻ. Thủ tục hoàn tất thường chỉ mất 1-2 giờ, thậm chí là 30 phút. Trước đây còn làm hồ sơ giấy, tổng thời gian chạy đi chạy lại nộp hồ sơ cũng mất tới vài ngày. Không chỉ khai báo thuận tiện, xử lý hồ sơ nhanh gọn, một số khó khăn, vướng mắc trước kia từng làm DN “đau đầu” đến nay cũng đã được các bên liên quan phối hợp giải quyết, điển hình như lỗi về hệ thống đường truyền, máy móc. Đặc biệt, trước đây khi mới triển khai thủ tục “Cấp phép NK phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất và kinh doanh” theo NSW, việc áp dụng chữ ký số rất chật vật thì nay cũng được tháo gỡ. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, nhân viên Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình: Khâu khai báo hồ sơ theo NSW khá nhanh chóng, tiện lợi DN đã triển khai thủ tục “Cấp giấy phép NK giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam” theo NSW và nhận thấy có khá nhiều lợi ích. Do DN có trụ sở tại Thái Bình, trước đây khi còn làm hồ sơ giấy, mỗi lần làm thủ tục xin cấp giấy phép NK giống cây trồng, nhân viên triển khai khá vất vả. Nhân viên phải xuất phát sớm từ Thái Bình lên Hà Nội để nộp hồ sơ tại Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT). Có những thời điểm, trong buổi sáng công việc không hoàn tất, nhân viên lại phải chờ tới chiều giải quyết, sau đó mới quay trở về Thái Bình. Hiện nay, NSW khắc phục được hầu hết các phiền hà. Khâu khai báo hồ sơ khá nhanh chóng, tiện lợi. Đức Quang (thực hiện) |
相关文章
随便看看