【kết quả giải ngoại hạng pháp】Sử dụng hiệu quả nguồn lực dự trữ quốc gia
TS. Phạm Phan Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) đã cho biết như vậy trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên TBTCVN.
PV: Xin ông cho biết đôi nét về công tác DTQG hiện nay?
Ông Phạm Phan Dũng: Trong giai đoạn vừa qua, được sự quan tâm của Chính phủ, hàng năm ngân sách nhà nước (NSNN) đều bố trí chi tăng cho DTQG. Tổng mức bố trí NSNN cho DTQG giai đoạn 2012 - 2017 khoảng trên 10.000 tỷ đồng, bao gồm cả vốn mua tăng và bổ sung, mua bù số lượng hàng đã xuất cấp trong năm. Đó là chưa kể đến phần vốn đầu tư cho hệ thống kho DTNN từ nguồn NSNN, kinh phí cho hoạt động bảo quản, nhập xuất hàng DTQG... bình quân hàng năm cũng tương đối lớn.
Việc tăng dần quy mô hàng hóa DTQG đã góp phần tạo sự chủ động cho Chính phủ khi thực hiện nhiệm vụ xuất cấp kịp thời phục vụ công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ, viện trợ, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do NSNN còn khó khăn, việc chi cho DTQG còn tùy thuộc vào cân đối chung của NSNN; chưa bố trí được theo chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 đề ra; trong kế hoạch trung hạn mức bố trí NSNN cho DTQG mới đáp ứng được khoảng 30 - 40% so với nhu cầu đặt ra.
Từ năm 2012 đến 2016, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngành DTQG đã xuất cấp lương thực, vật tư cứu hộ cứu nạn, vật tư phục vụ nông nghiệp, hàng an ninh, quốc phòng, y tế… với tổng trị giá lên tới gần 10.000 tỷ đồng, trong đó số lương thực DTQG đã xuất cấp để hỗ trợ, cứu trợ, viện trợ khoảng trên 5.100 tỷ đồng...
Tuy nhiên, do lượng hàng DTQG xuất cấp hàng năm rất lớn, trong khi đó việc bố trí vốn mua bù các mặt hàng đã xuất cấp theo quy định của Luật DTQG còn chưa chủ động, chưa được bố trí kịp thời, phụ thuộc vào cân đối NSNN. Một số mặt hàng mặc dù đã xuất cấp nhưng chưa được bổ sung vốn mua bù nên tổng mức DTQG trong thời gian qua tăng không đáng kể và có xu hướng giảm dần.
|
PV: Xin ông cho biết về tình hình xuất cấp hàng DTQG để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu đói, đảm bảo an ninh, quốc phòng từ đầu năm đến nay?
Ông Phạm Phan Dũng:Từ đầu năm 2017 đến nay (15/5/2017), Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định xuất cấp hàng DTQG cho các địa phương để cứu đói, hỗ trợ Tết Nguyên đán và phòng chống thiên tai, dịch bệnh, viện trợ. Tổng giá trị hàng đã xuất cấp khoảng trên 700 tỷ đồng.
Trong đó, riêng Bộ Tài chính đã xuất cấp các mặt hàng DTQG tổng trị giá 577 tỷ đồng, gồm: Lương thực khoảng trên 60.000 tấn gạo vừa để cứu trợ Tết Nguyên đán vừa để hỗ trợ nhân dân khi giáp hạt, dịch bệnh và ảnh hưởng của thiên tai. Ngoài ra, Bộ Tài chính còn xuất cấp gạo để hỗ trợ cho khoảng trên 500.000 học sinh trong học kỳ II năm học 2016 - 2017 ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của 48 tỉnh thành phố trong cả nước và viện trợ cho nhân dân Cu Ba; xuất cấp các mặt hàng vật tư thiết bị gồm xuồng cao tốc các loại, máy phát điện các loại và máy bơm nước chữa cháy...
Các mặt hàng đã xuất cấp luôn đảm bảo về số lượng, chất lượng và phân bổ đúng đối tượng; vận chuyển kịp thời đến các địa phương được cứu trợ, hỗ trợ góp phần giúp đồng bào kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống và phòng trừ được dịch bệnh lây lan, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
PV: Thưa ông, rất nhiều người quan tâm và muốn biết rõ hơn về quy định hỗ trợ gạo DTQG cho nhân dân khi thiên tai, hạn hán lũ lụt xảy ra. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về nội dung này?
Ông Phạm Phan Dũng:Việc sử dụng nguồn lực DTQG nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh vừa là mục tiêu hoạt động vừa là nhiệm vụ của ngành DTNN.
Từ đầu năm đến nay (15/5/2017), Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định xuất cấp hàng DTQG cho các địa phương để cứu đói, hỗ trợ Tết Nguyên đán và phòng chống thiên tai, dịch bệnh, viện trợ. Tổng giá trị hàng đã xuất cấp khoảng trên 700 tỷ đồng. Trong đó, riêng Bộ Tài chính đã xuất cấp các mặt hàng DTQG tổng trị giá 577 tỷ đồng.
Trước tiên là khâu phòng chống thiên tai, hàng năm, căn cứ vào nhu cầu của các bộ, ngành và các địa phương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phối hợp cùng Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) xác định số lượng vật tư thiết bị tìm kiếm cứu nạn cần xuất cấp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) phối hợp với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứ nạn phân bổ và xuất cấp hàng DTQG tới các bộ, các địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu “ 4 tại chỗ”.
Khi có thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra làm cho đời sống nhân dân một số vùng gặp khó khăn, đói kém, căn cứ đề nghị của Chủ tịch UBND các tỉnh, Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) thẩm định, cùng với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong trường hợp địa phương cần hỗ trợ thuốc phòng trừ dịch bệnh, giống cây trồng...) để trình Thủ tướng Chính quyết định.
Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) giao nhiệm vụ cho các đơn vị dự trữ trực tiếp quản lý hàng DTQG triển khai xuất cấp theo kế hoạch phân bổ, tiếp nhận của địa phương.
Việc tiếp nhận, quản lý, phân phối và sử dụng hàng DTQG tại các địa phương trong thời gian qua đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo tính chính xác, khách quan; có sự tham gia giám sát của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư địa phương trong việc quản lý sử dụng theo quy định. Xuất gạo DTQG để hỗ trợ nhân dân đều thực hiện công khai, được quản lý chặt chẽ, có đầy đủ hồ sơ liên quan đến cấp phát gạo; gạo DTQG được hỗ trợ đúng đối tượng, bảo đảm sử dụng đúng mục đích quy định...
PV: Xin cảm ơn ông!
Hồng Sâm (thực hiện)
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/973c798776.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。