当前位置:首页 > World Cup

【ty le nha cái】Việt Nam nằm ngay cạnh nước ‘bậc thầy’ thế giới về hàng giả, hàng nhái

Ông Lê Thế Bảo,ệtNamnằmngaycạnhnướcbậcthầythếgiớivềhànggiảhàngnháty le nha cái Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (ảnh), đã có buổi trao đổi với báo chí nhân ngày Phòng chống hàng giả, hàng nhái 29/11.

Ông nhận định như thế nào về tình trạng hàng giả hàng nhái xuất hiện khá phổ biến trên thị trường trong nước hiện nay?

Việc sản xuất buôn bán hàng giả hàng nhái diễn biến phức tạp. Đặc biệt trong thời gian gần đây khi mà trình độ phát triển của công nghệ cao, hiện đại với tốc độ nhanh đã gây thiệt hại lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, ảnh hưởng xấu đến sự phát riển của DN nói riêng cũng như nền kinh tế đất nước nói chung. Tình hình hàng giả, hàng nhái ở nước ta hiện nay hết sức nghiêm trọng, rộng khắp từ vùng sâu, vùng xa, từ nông thôn đến đô thị, các khu chợ, siêu thị sầm uất cũng như trên các vỉa hè, lòng đường ở thành phố...

Các mặt hàng làm giả cũng đa dạng từ  các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc nuôi trồng thủy sản, thuốc tăng trọng, các loại phân bón giả... đến các hàng điện tử, điện lạnh, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, mũ bảo hiểm, các loại mỹ phẩm, đồ uống, đồ chơi trẻ em... đang gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng. Sản phẩm nào có lợi nhuận cao thì lập tức sẽ có hàng giả ngay trên thị trường với tốc độ làm giả ngày càng nhanh hơn, chi phí rẻ hơn so với thời gian trước đây.

Nguồn hàng giả đa dạng từ nước ngoài đưa vào Việt Nam chiếm khoảng 60%- 70%. Một số DN Việt Nam ra nước ngoài đặt hàng rồi gắn nhãn mác Việt Nam và nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng của các nước đem về thị trường trong nước tiêu thụ.

Theo ông, công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái đang gặp phải những khó khăn nổi cộm nào?

Công tác phòng chống hàng giả hàng nhái là một mặt trận thực sự gian nan.

Thời gian vừa qua, dưới sự vào cuộc của Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389) và các lực lượng thực thi đã tổ chức thực hiện nhiều hành động kiên quyết; Hiệp hội và các hội viên cũng đã tích cực đóng góp những việc có thể làm được theo khả năng của mình vào cuộc đấu tranh này. Tuy nhiên vai trò của DN, người tiêu dùng lại chưa được phát huy hết tác dụng của mình. Trong khi nhận thức của cộng đồng về cuộc đấu tranh này còn hạn chế thì công tác đấu tranh lại gặp nhiều khó khăn bất cập.Cụ thể, sự phối hợp giữa các DN với các lực lượng chức năng chống hàng giả chưa chặt chẽ. Có DN còn né tránh, lo nói đến sản phẩm bị làm giả, sợ người mua hàng e ngại...

Mặt khác cũng phải kể tới ý thức của người tiêu dùng và DN. Thực chất hàng nhái, hàng giả có đất sống là do DN  nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng muốn sài hàng xịn nhưng giá lại rẻ. Ví như một túi xách hãng chính hãng Guci phải lên tới hàng trăm triệu đồng, thì trên thị trường có thể dễ dàng mua hàng nhái với giá chỉ từ vài trăm tới cài triệu đồng/sản phẩm.

Thứ hai chúng ta còn hạn chế về năng lực của các lực lượng chức năng trang thiết bị kiểm nghiệm lẫn kinh phí kiểm tra và phát hiện xử lý.

Cuối cùng, đất nước ta nằm ngay cạnh một nước được cho là bậc thầy thế giới về làm hàng nhái, hàng giả. Hầu hết lượng hàng giả cũng từ đây mà ra, trong khi đường biên giới giới thì dài mà lực lượng chống hàng giả của chúng ta lại đang quá mỏng...

Cụ thể, về phía lực lượng chức năng, theo ông cần phải có những giải pháp đột phá nào để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái?

Buôn lậu, gian lận thương mại thường đi liền với tham nhũng và tiêu cực, bao che, cho đường dây trốn thuế. Trong thời gian tới, nếu chúng ta không mạnh tay cắt bỏ những yếu tố thành phần tiêu cực ngay trong lực lượng chức năng thì cuộc đấu tranh chống hàng giả hàng nhái cũng không thể có hiệu quả.

Thời gian qua, Hiệp hội đã trình lên Chính phủ ít nhất là 3 văn bản nói về nguồn kinh phí hoạt động cho lực lượng phòng chống hàng giả hàng nhái. Thiếu kinh phí, nhiều khi tịch thu được hàng giả, hàng nhái anh em cũng không biết phải xử lý tiêu hủy như thế nào.

Nếu như trước đây, Nhà nước có cắt lại 30% tiền thu từ việc chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái dành vào quỹ hoat động thì hiện nay đã không còn. Cuộc đấu tranh này muốn hiệu quả thì phải lấy chính nó nuôi nó, nhà nước không cần bỏ tiền, trước mắt ngân sách khó khăn thì nên để lại 50% nguồn thu cho lực lượng chức năng chi cho việc mua tin từ quần chúng hay tăng phụ cấp cho anh em khi triển khai nhiệm vụ.

Để giải quyết được vấn nạn hàng giả, không chỉ một cơ quan nào có thể thực hiện được, mà phải có sự góp sức của cả cộng đồng. Nhận thức của cộng đồng được dần nâng lên là cả một quá trình phấn đầu bền bỉ, nó còn khó hơn trong điều kiện nước ta, một đất nước trải qua thời kỳ khó khăn, nhận thức của cả cộng đồng về vấn đề bản quyền, chủ sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, còn rất yếu và quan điểm đôi khi còn khác nhau...

Xin cám ơn ông!

Theo báo cáo của Bộ Công thương, trong tháng 10/2014, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra trên 15.000 vụ, phát hiện, xử lý trên 7.500 vụ vi phạm, tổng số thu trên 29 tỷ đồng. Tổng kết 10 tháng đầu năm 2014, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 152.884 vụ, phát hiện xử lý 80.024 vụ vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính 237,37 tỷ đồng, tổng thu nộp NSNN 325,52 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu chưa bán 130,5 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu hủy 53,04 tỷ đồng… 

Hoàng Vũ (ghi)

分享到: