【quả bóng da】“Sẽ làm được nếu các Bộ trưởng quyết tâm”

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-25 21:21:42 来源:88Point 作者:La liga 点击:12次

se lam duoc neu cac bo truong quyet tam

Bà Nguyễn Minh Thảo,ẽlàmđượcnếucácBộtrưởngquyếttâquả bóng da Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Khác với mọi năm, ngay từ đầu năm 2018 Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt trong cải thiện môi trường kinh doanh cũng như thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi này tác động như thế nào đến khối DN, thưa bà?

Ngay từ đầu năm Chính phủ đã rà soát các chỉ đạo liên quan tới việc thực hiện các cải cách tạo thuận lợi cho DN. Thật ra, từ những tháng cuối năm 2017 chúng ta đã thấy các bộ, ngành đã có sự thay đổi, có sự chuyển động và các DN đã tham gia vào quá trình các bộ, ngành sửa đổi các văn bản, chính sách, đó là động lực để các DN thấy họ được đồng hành cùng Chính phủ trong việc đưa ra các chính sách gần hơn, sát hơn với yêu cầu của DN. Chúng ta cũng đã thấy, ngay từ đầu năm Chính phủ cũng đã liên tục chỉ đạo, ban hành các nghị quyết liên quan tới hỗ trợ, thúc đẩy phát triển DN, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh. Đây là những nhân tố góp phần làm DN yên tâm, tin tưởng và quyết định mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.

Là người đồng hành tham gia xây dựng Nghị quyết 19 trong những năm vừa qua, theo bà, có những dư địa, mục tiêu nào cần đạt được trong Nghị quyết 19 năm 2018?

Thực tế thực hiện Nghị quyết 19 trong những năm vừa qua cho thấy, hai năm đầu thực hiện Nghị quyết 19 chưa có sự vào cuộc của các bộ, ngành, nhưng hai năm trở lại đây chúng ta đã nhìn thấy bắt đầu có sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành. Tới đây, nếu kết quả thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh của các bộ, ngành có tác động lan tỏa thì sẽ có được áp lực lớn hơn với các bộ ngành khác. Trong Nghị quyết 19 năm 2018, những vấn đề nóng từ những năm trước như điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành… sẽ là nội dung trọng tâm. Tới đây, Chính phủ cũng đặt ra yêu cầu phải cắt giảm ½ số lượng điều kiện kinh doanh. Đến nay Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng đã đạt được yêu cầu cắt giảm ½ số lượng điều kiện kinh doanh, đó cũng chính là điển hình của việc thực hiện tốt để các bộ, ngành khác tiếp tục thực hiện. Chúng tôi cũng kỳ vọng đây là một trong những kết quả mà chúng ta có thể thực hiện được trong năm 2018.

Tương tự, đối với hoạt động kiểm tra chuyên ngành, Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo thông qua các nghị quyết về việc thực hiện các cải cách liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, với mục tiêu giảm ½ số lượng danh mục mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành. Về kết quả năm 2017, nếu trước đây có tới 35% mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thì hiện nay con số ấy đã giảm xuống còn 20-25% và mục tiêu của Chính phủ là sẽ giảm xuống 10%. Đây là mục tiêu cao nhưng có khả năng đạt được và khả thi. Xin nhấn mạnh, nếu bộ trưởng của các bộ có sự quyết tâm, các cục, vụ muốn thay đổi thì chúng ta sẽ làm được.

Bên cạnh những bộ, ngành đạt chỉ tiêu đặt ra trong cải thiện môi trường kinh doanh, còn những bộ, ngành nào hiện vẫn là “thành trì”, chưa có nhiều thay đổi và trong thời gian tới buộc họ phải thay đổi?

Điểm lại các bộ, ngành đã có những hoạt động rà soát điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành trong thời gian vừa qua thì chúng tôi thấy Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng có kết quả rõ ràng. Nhưng vấn đề là giám sát việc thực thi của các bộ đó như thế nào. Bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều bộ, ngành chưa thực sự quan tâm thực hiện hoạt động này. Điển hình như Bộ Giáo dục và Đào tạo. Gần đây các bộ đều có báo cáo liên quan đến hoạt động rà soát, có bộ có phương án sửa đổi, có bộ chưa có phương án sửa đổi mà mới chỉ rà soát, chưa có kết quả cụ thể. Nhưng riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có hoạt động nào liên quan đến nội dung này. Điều đó cho thấy sự quan tâm của các Bộ đối với vấn đề này là không đồng đều. Chính vì thế, thời gian tới cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các bộ, ngành. Theo đó, phải có phương án sửa đổi cụ thể, với mục tiêu là cắt giảm chứ không chỉ là sửa đổi, vì đôi khi sửa đổi chưa chắc đã làm cho điều kiện kinh doanh tốt hơn. Với những bộ chưa thực hiện thì chúng ta phải khẩn trương rà soát cũng như thực hiện, lên phương án cắt giảm, sửa đổi điều kiện kinh doanh.

Trong các Nghị quyết 19 có quy định về việc báo cáo của các bộ ngành trong cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Đến thời điểm hiện nay, bà có thể nêu ra một con số về việc thực hiện chế độ báo cáo này?

Theo yêu cầu của Chính phủ, hàng quý các bộ, ngành địa phương phải gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp xem các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp như thế nào. Chúng tôi cũng nhận được các báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, nhưng những báo cáo chủ yếu mang tính chất báo cáo thành tích nhiều hơn là những vấn đề về tồn tại, chưa đạt được yêu cầu đề ra của Chính phủ là phải phải báo cáo toàn diện, những kết quả thực hiện, thay vào đó thường báo cáo những việc đã thực hiện mà không báo cáo kết quả đạt được, cải cách đó tác động ra sao. Đa phần báo cáo chỉ nêu các nội dung đầu mục, không đánh giá kết quả đạt được như thế nào, tác động đến xã hội, đến môi trường kinh doanh cụ thể ra sao. Đây là thực trạng hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được một số báo cáo rất tốt, như báo cáo của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng… còn các bộ khác như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo… là các bộ có báo cáo ít thông tin đạt chất lượng để chúng tôi có thể tổng hợp được những thông tin cần thiết.

Đó là bức tranh từ phía các bộ ngành, còn đối với các địa phương thì sao, thưa bà?

Có thể nói, vai trò của người đứng đầu các địa phương rất quan trọng. Một số địa phương chủ động tìm hiểu nhiệm vụ, giải pháp theo thông lệ quốc tế và họ điều chỉnh các nhiệm vụ ở địa phương cho phù hợp. Ví dụ, ở Quảng Ninh, địa phương này thực hiện đánh giá năng lực của các sở, ngành, từ đó họ biết được đâu là đơn vị đã có dịch vụ công tốt cho DN. Trái lại, có những địa phương không quan tâm nhiều đến mục tiêu này. Ví dụ, trong thời gian qua chúng tôi thấy có một số tỉnh chỉ báo cáo theo yêu cầu, nhưng nội dung lại không theo yêu cầu, chúng tôi chưa nhìn thấy kết quả cụ thể về môi trường kinh doanh từ các địa phương đó. Tuy nhiên, sau khi được phản ánh, các địa phương đã có thay đổi tích cực. Điều đó cho thấy, chúng ta cần có cơ chế nêu danh rõ ràng những địa phương làm tốt, những địa phương chưa làm tốt để từ đó các địa phương có sự thay đổi cũng như có sự cạnh tranh để cùng phát triển tốt hơn, thi đua tốt hơn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh cũng như nâng cao chỉ số CPI cấp tỉnh.

Điểm mới của dự thảo Nghị quyết 19 năm 2018 đó là lần đầu tiên đưa vào nội dung cải thiện môi trường kinh doanh của lĩnh vực du lịch và logistics. Xin bà cho biết vì sao lại đưa thêm điểm mới này?

Nghị quyết 19 năm 2018 ngoài những mục tiêu mà chúng ta theo đuổi từ những năm trước thì năm nay bổ sung thêm hai mảng cụ thể hơn, đó là năng lực cạnh tranh của ngành du lịch và ngành logistics. Đối với du lịch, đây là ngành chúng ta có nhiều lợi thế so sánh với các quốc gia trong khu vực và Chính phủ cũng đã xác định đây sẽ là ngành công nghiệp mũi nhọn. Chính vì thế trong năm 2018 Chính phủ đưa nội dung này vào nghị quyết là muốn tạo ra sự thay đổi tích cực hơn để thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch, đưa ngành này trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp vào tái cơ cấu nền kinh trong thời gian tới. Đối với ngành logistics, đây là ngành đã tạo ra chi phí lớn cho DN. Điều này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của DN, vì thế Chính phủ đặt mục tiêu cải thiện ngành logistics với mục tiêu để hỗ trợ cho DN, giúp DN giảm chi phí nâng cao năng lực cạnh tranh.

Xin cảm ơn bà!

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam:

“Chúng ta đã đạt được một số kết quả tốt trong cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng để đạt được mục tiêu “cải thiện vượt bậc”, thì phải nỗ lực vượt bậc. Bởi nếu chúng ta không tiếp tục nỗ lực vượt bậc thì để cải thiện môi trường kinh doanh còn khó, chứ chưa nói gì đến cải thiện vượt bậc. Thậm chí, nếu không nỗ lực vượt bậc thì không giữ được vị thế mà còn bị tụt lại. Do đó, cấp, các ngành của Việt Nam không chỉ nỗ lực vượt bậc mà còn cần phải nỗ lực phi thường mới đạt mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh”.

Luật sư Vũ Quốc Tuấn, đại diện Hiệp hội các DN châu Âu tại Việt Nam (Eurocham):

“Hiện nay thủ tục kiểm dịch động vật không cần thiết và kéo dài đối với các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa đã qua chế biến trong các Thông tư 25/2016 và 24/2017 của Bộ NN&PTNT. Các Thông tư này yêu cầu kiểm dịch động vật đối với bất kỳ sản phẩm nào có chứa sữa hay thành phần từ sữa, bất kể đã qua hay chưa qua chế biến. Với quy định này, một cái bánh quy hay một gói cà phê sữa trong thành phần có chứa vài giọt sữa vẫn phải kiểm dịch động vật. Điều này mâu thuẫn với thông lệ quốc tế, sai về thủ tục ban hành văn bản, trái với Nghị quyết 19 của Chính phủ đồng thời gây tốn kém lớn. Chúng tôi kiến nghị bãi bỏ kiểm dịch động vật đối với sữa đã xử lý nhiệt bao gói sẵn; sản phẩm thực phẩm có chứa thành phần là sữa đã qua chế biến xử lý nhiệt, hoặc có chứa thành phần phân lập từ sữa (đạm sữa, casein, đường sữa lactose). Đồng thời, đơn giản hóa, giảm thủ tục kiểm dịch động vật giống như Chính phủ đã giảm thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP”.

Bà Catherine Masine, Trưởng nhóm Tư vấn toàn cầu về các quy định kinh doanh (Ngân hàng Thế giới - WB):

“Việt Nam còn nhiều dư địa để nâng cao thứ hạng môi trường kinh doanh thông qua việc cải thiện những chỉ số môi trường kinh doanh đang ở thứ hạng thấp như: Phá sản DN, tranh chấp hợp đồng, khởi sự kinh doanh. Thông lệ quốc tế cho thấy cần có sự nâng cấp về hệ thống tòa án theo hướng chuyên môn hóa, tăng cường khung pháp lý nhằm xử lý kịp thời, nhanh chóng các vấn đề xảy ra trong quá trình thực thi hợp đồng, thực hiện phá sản, tranh chấp tại DN. Tương tự, đối với chỉ số khởi sự kinh doanh, kinh nghiệm quốc tế cho thấy vai trò quan trọng của việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, một cửa duy nhất, tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp xử lý thủ tục giữa các cơ quan quản lý. Từ đó, có thể giảm số thủ tục cũng như thời gian thực hiện khởi sự kinh doanh ở Việt Nam. Nhiều nước đã thành lập cơ chế hội đồng với sự tham gia của đại diện Chính phủ và đại diện DN Nhà nước, DN tư nhân để thảo luận chương trình nghị sự, kế hoạch hành động nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong môi trường kinh doanh. Các bên phải có trách nhiệm giải trình về những gì mình đã cam kết thực hiện”.

T.Hiền (ghi)

(责任编辑:La liga)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接