【du doan bong da chinh xac nhat】Tái cấu trúc ngân hàng: Nên hợp nhất thay vì thâu tóm

Hợp nhất ngân hàng nhỏ thành ngân hàng lớn

Chuyên gia tài chính - ngân hàng,áicấutrúcngânhàngNênhợpnhấtthayvìthâutódu doan bong da chinh xac nhat cựu giám đốc ngân hàng bang Vaud (Liên bang Thụy Sĩ) Phạm Nam Kim nhận định, một trong những đặc trưng của hệ thống ngân hàng Việt Nam là sự hiện diện của một số đông ngân hàng, nhưng quy mô nhỏ nếu không nói là rất nhỏ so với bình quân ngân hàng trên thế giới. Hiện tượng này đưa đến khó khăn đối mặt với sự bất ổn kinh tế và sự thiếu khả năng để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng chậm.

Theo ông Kim, là thành viên tổ chức WTO, cùng với việc hiệp ước TPP sắp được ký kết trong năm nay hoặc muộn lắm là sang năm, thị trường ngân hàng sẽ rộng mở cho những tổ chức tín dụng nước ngoài. Khi đó, ngân hàng Việt Nam cần có quy mô tầm cỡ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Để nâng cấp quy mô, chúng ta nên hợp nhất một số ngân hàng thay vì để một ngân hàng thâu tóm các ngân hàng khác.

Hợp nhất ngân hàng cũng là phương án để thoát khỏi cảnh khó khăn. Nhìn vào quá trình phát triển của những ngân hàng hàng đầu thế giới, có thể thấy họ đã thoát khỏi khó khăn và phát triển từ sự hợp nhất của nhiều ngân hàng nhỏ lẻ, khi những ngân hàng này gặp khó khăn, ví dụ như ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), BNP (Pháp), Deusch bank (Đức).

Ông Kim cũng phân tích thêm, khi tình trạng kinh tế khả quan, ngân hàng phát triển tốt, thì rất khó thuyết phục các ngân hàng ngồi lại với nhau. Nhưng trong tình cảnh hiện tại, đây có lẽ cơ hội tốt để hợp nhất những ngân hàng yếu kém thành một ngân hàng có quy mô lớn và vững mạnh hơn.

UBS
Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã hình thành từ việc hợp nhất ngân hàng. Ảnh: AP

Làm rõ những khoản nợ chồng chéo

Tuy nhiên, không phải hợp nhất các ngân hàng yếu kém là sẽ có một ngân hàng vững mạnh, mà ngược lại ta sẽ có một ngân hàng lớn với sự yếu kém gia tăng gấp bội. Vì vậy ngân hàng hợp nhất phải nỗ lực tiến đến tái cơ cấu ngân hàng.

Thứ nhất, cần phải làm rõ được những khoản vay liên ngân hàng hay trên “sân sau”, những sở hữu chéo, làm rõ những khoản nợ trùng và xử lý, giảm thiểu rủi ro liên quan.

Như vậy vẫn chưa đủ, ngân hàng hợp nhất cần được bơm tiền vào để củng cố vốn chủ sở hữu, xóa bỏ nợ xấu (trong và ngoài khuôn khổ VAMC) và tài trợ việc phát triển.

Cuối cùng là giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động, gỡ bỏ những chi nhánh trùng, những chi phí hoạt động trùng của ngân hàng. Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này cần phải có sự hỗ trợ của chính phủ, mà trực tiếp và quyết định nhất là vấn đề xử lý nợ xấu.

"Bơm" vốn từ chính phủ

Chuyên gia Phạm Nam Kim cho rằng, chính phủ nên tham gia vào việc bơm vốn cho ngân hàng hợp nhất. Việc hỗ trợ vốn này có thể thực hiện dưới hình thức trái phiếu hoán đổi. Khi ngân hàng hợp nhất đã hoàn toàn trở lại kinh doanh bình thường, thì tiền vay sẽ được chuyển thành cổ phiếu và bán đi để chính phủ lấy lại vốn. Trong thời gian đó, chính phủ nên kiểm soát chặt chẽ hoạt động của ngân hàng hợp nhất và cũng dùng thời gian này để tái tổ chức các bộ phận lãnh đạo có năng lực để quản lý ngân hàng.

Ngân hàng hợp nhất cũng nên tạo ra giá trị cộng hưởng của sự sáp nhập thông qua sự biến đổi mô hình kinh doanh, phát triển dịch vụ, giảm thiểu phí hoạt động bằng cách giải quyết những chi nhánh trùng, những vị trí trùng và có một hệ thống công nghệ chung.

Mô hình hợp nhất ngân hàng trên có thể áp dụng cho những ngân hàng thương mại cổ phần bình thường khác, nhằm tiến tới sự tái tổ chức cho toàn hệ thống ngân hàng. Hợp nhất ngân hàng sẽ đươc thực hiện trên căn bản tự nguyện và sẽ là vốn hỗ trợ được đem đến từ tổ chức trong nước hay nước ngoài.

Ông Kim cho biết, hợp nhất ngân hàng để tái cấu trúc hệ thống không phải là một ý kiến mới mà một phương án đã đươc áp dụng thành công tại nhiều quốc gia, trong đó có Thụy Sĩ, vốn nổi tiếng về ngành ngân hàng./.

Dương An

Nhà cái uy tín
上一篇:Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
下一篇:Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư