【du doan ưap】Bùng nổ vi phạm sở hữu qua internet
Người dân thờ ơ
Muare.vn,ùngnổviphạmsởhữdu doan ưap 123mua.vn, vatgia.vn hay nhiều website mua bán hàng qua internet đã không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Với những sản phẩm, thương hiệu đa dạng từ hàng cao cấp đến bình dân, kết hợp với sự phát triển của công nghệ số đã khiến phương thức mua bán mới này dễ dàng tiếp cận với xã hội. Thuận theo trào lưu này, những cụm từ như “Fake 1, fake 2, fake 3” bắt đầu xuất hiện và được giới “chuyên môn” ngầm hiểu là những thuật ngữ để chỉ các mặt hàng có kiểu dáng, nhãn mác, chất lượng gần như sản phẩm thật.
Theo ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương): “Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng đang có nhiều diễn biến phức tạp và mang yếu tố nước ngoài nhiều hơn. Theo thông tin của Hiệp hội Chống hàng giả Việt Nam, lượng hàng giả và vi phạm quyền SHTT có nguồn gốc nước ngoài chiếm 60-65%. Tuy chưa có chuyên đề khảo sát và nghiên cứu chính thức về tác động của hàng giả, hàng kém chất lượng đến đời sống xã hội nhưng thực tế ai cũng có nguy cơ sử dụng phải hàng giả. Trong đó, hầu hết là hàng hóa của các hãng có uy tín, thương hiệu, nhãn mác nổi tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng, xuất hiện từ những cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ đến các siêu thị và từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa”.
Qua đó có thể nhận thấy, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam đang có thói quen sử dụng các mặt hàng giả, nhái kém chất lượng bất chấp hệ lụy mà chúng mang lại. Chính sự thờ ơ, thiếu hiểu biết một bộ phận người dân này đã vô tình tiếp tay cho những sản phẩm, hàng hóa vi phạm quyền SHTT thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Không chỉ vậy, với sự phát triển của các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, máy tính bảng, việc vi phạm bản quyền trong lĩnh vực phần mềm và truyền hình cũng đang trở thành một vấn nạn đối với những kênh truyền hình trả tiền hay các thương hiệu sản xuất phần mềm. Theo Liên minh phần mềm (BSA), năm 2011 tại Việt Nam tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm trên máy tính chiếm 81%. Điều này không chỉ gây thiệt hại với các nhà sản xuất phần mềm mà còn đồng nghĩa với hàng triệu đoạn mã độc đã được cài vào các máy tính cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước để truy cập, khai thác trái phép thông tin.
Theo ông Pham Xuân Phúc, Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: “Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm tra kiểm tra 3.907 máy tính, năm 2013 là 4.721 máy tính và trên 3.000 bản ghi âm tác phẩm, xử phạt hơn 3,2 tỷ đồng”. Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm internet Việt Nam (VNICC)- Bộ Thông tin và Truyền thông với hơn 8,2 triệu thuê internet và 3,3 triệu thuê bao 3G; cùng với 16,1 triệu người dùng internet hàng tháng (số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường comScore) có thể dễ dàng nhận thấy thấy số lượng vụ việc xử lý trên còn quá ít.
Xử lý còn nhiều hạn chế
Theo bà Trịnh Thúy Hằng - Công ty React Việt Nam (Công ty chuyên thực thi quyền SHTT trên internet), một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến vi phạm quyền SHTT tại Việt Nam là do việc đăng ký tên miền để quảng bá sản phẩm ra thị trường quá dễ dàng. Người đăng ký có thể sở hữu một hay nhiều tên miền mà không hề mất một khoản chi phí nào để khởi tạo, họ chỉ mất khoảng 200.000 đồng để duy trì website một năm và để chuyển nhượng tên miền đăng ký đó cho người khác. Điều này phần nào đã giúp những người quản lý website dễ dàng sao chép, quảng cáo, bán những sản phẩm vi phạm quyền SHTT ra thị trường và nhanh chóng thoái thác trách nhiệm cho người khác khi bị phát hiện”.
Ngoài ra, theo Luật sư Lê Xuân Lộc (Công ty luật Tilleke&Gibbins), việc xử lý những người vi phạm quyền SHTT còn nhiều khó khăn do không xác định được địa chỉ của người xâm phạm. Đồng thời, các quy định của pháp luật còn hạn chế do những nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo và nghị định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại (bao gồm giao dịch điện tử) chưa được ban hành.
Điều này đã dẫn đến việc xử lý việc vi phạm SHTT của cơ quan cũng tồn tại bất cập. Theo bà Nguyễn Như Quỳnh - Phó Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, khó khăn này là do số lượng và năng lực của cán bộ thực thi còn hạn chế và đa phần có tâm lý ngại xử lý vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Việc nhận thức các chủ thể về vấn đề này cũng chưa cao, họ có tâm lý cho rằng phát hiện hàng giả đối với sản phẩm DN mình sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín.
Cũng theo bà Nguyễn Như Quỳnh, mặc dù trong năm 2012 đã có 10.753 vụ vi phạm quyền SHTT bị xử lý, cảnh cáo hơn 200 đối tượng và phạt tiền 15 tỷ đồng nhưng những biện pháp xử lý hành chính này vẫn chưa đủ sức ngăn chặn tình trạng vi phạm quyền SHTT do chưa đủ sức răn đe.
Quang Tấn
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/974d791222.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。