88Point88Point

【kèo nhà cái com 88 trực tiếp】Kinh tế cán đích ngoạn mục, tạo đà cho 2018

kinh te can dich ngoan muc tao da cho 2018

Có rất nhiều điểm sáng trở thành động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế trong năm qua. Ảnh: ST.

GDP bứt phá ngoạn mục với nhiều điểm sáng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:

Năm nay Việt Nam đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, nổi bật là tăng trưởng GDP đạt 6,81%, cao nhất trong gần 10 năm qua. Chúng ta cũng đạt mức kỷ lục về kim ngạch XK trên 210 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư FDI đạt 35,88 tỷ USD, có trên 127.000 DN thành lập mới… và luôn giữ vững ổn định chính trị - xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, phát triển DN tư nhân, khuyến khích khởi nghiệp, bảo đảm an ninh xã hội, thực hiện dân chủ và tiến bộ, công bằng xã hội, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Kinh tế năm 2017 khởi đầu không mấy thuận lợi. Quý I, GDP chỉ tăng 5,21%, thấp nhất trong vòng 3 năm qua, quý II cũng chỉ đạt con số 6,28%, song Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu tăng trưởng đề ra, chỉ đạo xây dựng kịch bản hàng quý cho từng ngành, lĩnh vực.

Hàng loạt giải pháp đồng bộ nhằm khơi thông tăng trưởng đã được thực hiện như thúc đẩy cổ phần hoá DNNN, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh... Những diễn biến của nền kinh tế cũng như những kịch bản này đều được đưa ra thảo luận, thống nhất tại phiên họp Chính phủ hàng tháng và yêu cầu các cấp, các ngành điều hành quyết liệt, có biện pháp cụ thể, nhất là đối với việc phát triển mạnh các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch, là những ngành kinh tế chủ lực.

Đặc biệt, Chính phủ quyết tâm thúc đẩy sản xuất với việc nới tăng trưởng tín dụng từ 18 lên 21%, trong đó tập trung đẩy mạnh tín dụng vào sản xuất.

Trong giai đoạn này, nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá về khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% là vô cùng khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực lớn của Chính phủ, người đúng đầu Chính phủ, các cấp, ngành, bước sang quý III, GDP đã đạt mức tăng kỷ lục 7,46%, mức tăng trưởng theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế là rất “ngoạn mục” sau hai quý đầu năm tăng rất chừng mực. Đến thời điểm những ngày cuối năm 2017, chúng ta có thể thở phào nhẹ nhõm khi những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế 2017 đã đạt được như kỳ vọng, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đã hoàn thành, các mục tiêu đều đạt và vượt mức đề ra.

Có rất nhiều điểm sáng trở thành động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế trong năm qua. Đơn cử như thu hút FDI đạt 35,88 tỷ USD, mức tăng trưởng tới gần 50% so với năm 2016. Đây là một con số kỷ lục khi vào đầu năm, các dự báo của các chuyên gia gần như chỉ nhắc tới con số khiêm tốn: 10%. Giải ngân nguồn vốn này cũng cao kỷ lục, là động năng tăng trưởng cho kinh tế. Đây cũng là khu vực có tác động lớn giúp kim ngạch XNK đạt con số 400 tỷ USD khi chưa kết thúc năm 2017, tiếp tục là điểm sáng của kinh tế trong năm qua với nhiều mặt hàng có giá trị XK lớn.

Điểm sáng đáng ghi nhận là lần đầu tiên nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng không phụ thuộc vào khai khoáng, bởi năm 2017 tăng trưởng ngành khai khoáng giảm mạnh. Kết quả tăng trưởng không phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực nhất định, mà tăng trưởng đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm của nền kinh tế. Điều này sẽ góp phần tạo đà cho kinh tế 2018.

Đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế 2017, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, có thể đạt được các chỉ tiêu trong bối cảnh khó khăn cho thấy nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, sự điều hành của Chính phủ và quyết tâm của cộng đồng DN. Trong thời gian tới, chất lượng tăng trưởng phải được đặt lên hàng đầu, cần tập trung vào việc đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng, vì điều này đi đôi với phát triển bền vững.

Giải bài toán kép: Tăng trưởng cao và bền vững

Năm 2018, dự báo tình hình cho thấy kinh tế thế giới tăng trưởng cao hơn năm 2017 nhưng không đồng đều và còn nhiều rủi ro. Ở trong nước, nền kinh tế còn nhiều tồn tại, yếu kém, dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ ngày càng hạn hẹp, trong khi đó việc cơ cấu lại nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực trọng yếu đòi hỏi nguồn lực và thời gian thực hiện. Trong bối cảnh đó, Chính phủ cũng đặt ra những chỉ tiêu phát triển kinh tế tương đối khiêm tốn so với năm 2017, theo đó tăng trưởng GDP ở mức 6,5 - 6,7%. Theo các chuyên gia, động thái này cho thấy, Chính phủ đang đi theo hướng coi trọng chất lượng tăng trưởng hơn là số lượng, dù dư địa để tăng trưởng không phải là ít.

Tuy vậy, bài toán chất lượng tăng trưởng còn vướng nhiều điểm nghẽn. Nếu như công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam dựa vào ba trụ cột gồm tái cơ cấu DNNN, tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu thị trường tài chính thì hiện nay, quá trình tái cơ cấu những trụ cột này vẫn đang còn nhiều hạn chế.

Cụ thể, theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hiện nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức dưới 3% nhưng thực chất nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao. Tiến độ tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập; sắp xếp, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn trong những ngành Nhà nước không cần nắm giữ chưa đạt yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, bộ máy hành chính kém hiệu quả, năng suất lao động còn thấp… cũng là những điểm nghẽn cần tiếp tục được giải quyết.

Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh: “Một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng còn thấp, tăng trưởng ở Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, trên cơ sở gia tăng các yếu tố đầu vào, như tăng cường bổ sung vốn và sử dụng nhiều lao động giản đơn, trong khi việc đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ của công nhân còn rất hạn chế”.

Bên cạnh tháo gỡ những điểm nghẽn nêu trên để phát triển kinh tế, các động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng cho Việt Nam trong năm 2018 cũng được chỉ ra. Một động lực rõ nét chính là nỗ lực hành động của Chính phủ trong vài năm qua đã khiến DN lấy lại lòng tin, thể hiện qua số DN thành lập mới cao kỷ lục, tinh thần khởi nghiệp lên cao.

Năm 2018, theo TS. Nguyễn Đình Cung, cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển DN, theo đó cần tạo áp lực và trách nhiệm đối với các bộ chuyên ngành để cắt bớt ít nhất 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh, loại bỏ ít nhất 1/2 số hàng hóa XNK thuộc diện kiểm tra chuyên ngành và thay đổi cơ bản cách thức quản lý nhà nước, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đồng thời, tiếp tục nỗ lực giảm chi phí cho DN.

Để có kết quả phát triển kinh tế tốt hơn trong 2018, ông Sabastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến nghị, trên cơ sở những tiến triển đạt được, Việt Nam có thể tiếp tục nâng cao tốc độ tăng năng suất qua đầu tư vào kỹ năng và hạ tầng cần có, đồng thời tăng cường chiều sâu cải cách về môi trường kinh doanh, khu vực ngân hàng và DNNN. Ông Sabastian Eckardt cũng nhấn mạnh, tăng cường khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu là hướng đi để nâng cao tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam.

赞(92)
未经允许不得转载:>88Point » 【kèo nhà cái com 88 trực tiếp】Kinh tế cán đích ngoạn mục, tạo đà cho 2018