【kết quả giải nhật bản】Có chuyện gì với ngôn ngữ nhỉ?

Không chỉ một,óchuyệngìvớingônngữnhỉkết quả giải nhật bản mà có tới hai vị Bộ trưởng đã phải vất vả giải trình trước Quốc hội. Sáng 4/6, điều hành phiên chất vấn với Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể - một phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên toàn quốc – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dứt khoát: “Gọi đúng như tên cũ là trạm thu phí BOT thôi”. Nhận xét này của người đứng đầu Quốc hội chắc cũng sẽ khiến nhiều vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đang phải đối diện với vấn đề tương tự phải suy nghĩ thêm. Phải được cộng đồng chấp nhận thì ngôn ngữ mới làm tròn chức năng của nó.

Nhìn ra thế giới, những người sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ thường tự hào là có sẵn trong tay công cụ giao tiếp có thể giúp họ đi khắp 5 châu 4 biển, nay đã phải nghĩ lại, thậm chí phải tiếp thu, điều chỉnh hành vi ngôn ngữ của mình.

Hãng tin BBC mới đây cho đăng tải một bài viết khá thú vị, theo đó, “đội quân” những người sử dụng tiếng Anh – không – phải – tiếng – mẹ - đẻ vô cùng đông đảo và đang tiếp tục tăng lên từng ngày: Khoảng 1,75 tỷ người trên khắp thế giới nói tiếng Anh ở mức độ sử dụng được và vào năm 2020, con số này sẽ lên đến khoảng hai tỷ người. Nhiều người Anh – Mỹ bản xứ đang gặp khó khăn đáng kể khi giao tiếp với “đội quân” này.

Theo BBC, tại Nghị viện châu Âu, đã từng xảy ra chuyện người không nói tiếng Anh mẹ đẻ phàn nàn với những người nói tiếng Anh “xịn” là "Sao các ông không nói tiếng Anh như tất cả chúng tôi?".

Và thế là đã xảy ra chuyện thật như đùa: những người Anh – Mỹ bản xứ phải… đi học lại tiếng Anh để giao tiếp hiệu quả hơn. Ben Barron, sinh trưởng ở Chicago (Mỹ), làm việc tại Công ty Bảo hiểm Zurich, một công ty quốc tế có trụ sở tại Thuỵ Sĩ, đã phải tham gia một khoá học online để nói chậm lại và điều chỉnh "cách nói đặc Mỹ" của mình. (Người nói tiếng Anh bản xứ nói khoảng 250 từ một phút, trong khi một người nói tiếng Anh trung cấp không phải tiếng mẹ đẻ nói khoảng 150 từ/phút).

Ben được khuyên không nói tắt, chẳng hạn nói "I will" và "I am" thay vì "I'll" hay "I'm"; không sử dụng thành ngữ ưa thích: “that dog don’t hunt” (tạm dịch: đó không phải là ý hay đâu), vì đó là cách nói đậm chất của người Mỹ ở miền Nam mà những người khác có lẽ sẽ không hiểu. Tương tự là những thành ngữ xuất phát từ môn bóng chày và bóng bầu dục – những môn thể thao rất phổ biến ở Mỹ, nhưng không quen thuộc với nhiều dân tộc khác.

Vậy đấy, đã có rất nhiều chuẩn tiếng Anh khác nhau trong những tình huống khác nhau để đạt được yêu cầu quan trọng nhất của ngôn ngữ: Dễ nghe, dễ hiểu và hiểu đúng.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
下一篇:Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi