【lich bong da.net】Bùng nổ xu hướng khai thác vàng từ "tài nguyên đô thị" tại Nhật Bản
Khai thác sức mạnh từ văn hóa kinh doanh hướng tới phát triển bền vững Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và bài toán khó về chính sách tiền tệ Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố chung về nhiều vấn đề quốc tế |
Vàng và các kim loại khác được tái chế từ rác thải điện tử thông qua cái gọi là khai thác đô thị |
Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng được coi là một trong những thị trường hứa hẹn nhất cho lĩnh vực khai thác "tài nguyên đô thị” - khái niệm để chỉ hành động tái chế, khai thác các kim loại quý như vàng từ các thiết bị điện tử bị loại bỏ.
Hằng ngày, nhà máy tái chế phế liệu thuộc công ty vàng Tanaka Kikinzoku ở thành phố Hiratsuka, gần tỉnh Yokohama, nhận được số lượng lớn rác thải bảng mạch điện tử và đồ trang sức. Những phế liệu được nấu chảy để lấy vàng và các kim loại quý có thể sử dụng trong xe điện. Sau khi được khai thác, phần kim loại có thể tái chế sẽ được tạo hình thành “thỏi” hoặc các dạng vật chất khác. Trung bình mỗi năm, công ty này này thu hồi được khoảng 3.000 tấn kim loại tái sử dụng, bao gồm cả vàng từ nguồn phế liệu.
Ông Akio Nagaoka, người đứng đầu nhà máy tái chế của công ty Tanaka Kikinzoku, cho biết: “Chúng tôi muốn mở rộng việc thu gom rác thải có thể tái chế không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở các nước Đông Nam Á, nơi nhu cầu tái chế đồ điện tử dự kiến sẽ tăng lên”.
Vàng là tài sản trú ẩn an toàn khi có biến động địa chính trị và kinh tế. Xung đột đang gia tăng ở Trung Đông hiện đang đẩy giá mặt hàng kim loại quý này tăng vọt trên toàn cầu và cả Nhật Bản.
Do giá tăng, nhu cầu tái chế kim loại để khai thác vàng cũng tăng theo. Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC), nguồn cung vàng tái chế toàn cầu hiện đã tăng khoảng 10% so với năm ngoái lên 923,7 tấn, vượt xa mức tăng trưởng khoảng 3% về nguồn cung từ khai thác vàng tại mỏ.
Vàng tái chế hiện chiếm gần 30% nguồn cung toàn cầu. WGC cho biết cho đến nay, thế giới chỉ có hơn 200.000 tấn vàng đã được tìm thấy và khai thác. Với sản lượng khai thác mới từ các mỏ liên tục bị suy giảm, việc thu hồi vàng từ các thiết bị điện tử bỏ đi, như điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng cũ và các phế liệu khác, đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tại Nhật Bản, một số doanh nghiệp đang tận dụng xu hướng này, tiến hành mở rộng năng lực thu gom và xử lý chất thải điện tử và kim loại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Công ty Mitsubishi Materials tuyên bố đặt mục tiêu có thể xử lý 240.000 tấn phế liệu mỗi năm vào cuối năm tài chính 2030, so với khoảng 160.000 tấn hiện nay.
Viện Định hướng bền vững của Nhật Bản ước tính có khoảng 5.300 tấn vàng tích lũy ở nước này- tương đương khoảng 10% trữ lượng toàn cầu. Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, xử lý 1 tấn hoặc 10.000 chiếc điện thoại di động sẽ thu được khoảng 280gr vàng, đặc biệt quá trình này hiệu quả hơn 56 lần về mặt trọng lượng so với khai thác vàng mới.
Chính phủ Nhật Bản đang gấp rút thúc đẩy việc tái chế không chỉ vàng mà còn cả các kim loại quan trọng khác, chẳng hạn như kim loại được sử dụng trong hoạt động sản xuất xe điện. Đây được xem là giải pháp giảm rác thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời là cách để tăng cường an ninh kinh tế quan trọng của quốc gia.
-
Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?Tập trung định hướng nghề nghiệp và tạo việc làm cho hội viên, thanh niênSĩ tử chạy đua trước giờ “G”Ngày 23Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025276 chi đoàn cơ sở thực hiện nhật ký làm theo BácThí sinh có 10 ngày để nộp đơn phúc khảo bài thi THPT quốc giaNghịch lý thừa và thiếu học sinh (Bài 1)Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánhFahasa tặng 100 phần quà cho học sinh vượt khó học tốt
下一篇:BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- ·613 học sinh đạt giải Olympic 19
- ·Hớn Quản: Khởi động Tháng thanh niên năm 2015
- ·Trao học bổng và tặng quà cho học sinh khó khăn
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Đồng Phú: Hiệu quả từ đề án phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên
- ·Kỳ thi tuyển lớp 10: Không có chỗ cho thí sinh “học tủ”
- ·Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh được thưởng nóng
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh: Cách làm hay trong giáo dục truyền thống
- ·Công chức Chơn Thành thi tin học trẻ
- ·Thủ tướng: Quân đội không chủ quan, mất cảnh giác, bất ngờ về chiến lược
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Sở Giáo dục
- ·Trương Thị Hiền về nhất hội thi Rung chuông vàng “Nhớ về Bác”
- ·Olympic Toán học quốc tế 2015: Việt Nam đoạt 2 huy chương Vàng, 3 Bạc, 1 Đồng
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·Từ ngày 20 đến 22
- ·Phó Thủ tướng: Phải khơi dậy tinh thần dạy tốt, học tốt
- ·96 học sinh nghèo được tiếp sức đến trường
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết
- ·Sao không viết atlat cho môn Sử dễ học?
- ·Đẩy mạnh đầu tư trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·Kết nạp 8.345 đoàn viên mới
- ·iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- ·Thanh niên công nhân thi tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- ·Trường đại học sẽ được xếp theo 3 hạng
- ·Số lượng trẻ ở các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Không giới hạn số ngành, trường đăng ký tuyển thẳng đại học
- ·Tuổi trẻ Đồng Phú: ngàn việc nhỏ hướng về cuộc sống cộng đồng
- ·Thầy cô cần làm gương cho học sinh
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·“Em tôi đi thi”