Hậu Giang mong Học viện Chính trị khu vực IV mở nhiều lớp cao cấp lý luận chính trị
(HGO) - Sáng ngày 22-9,ảichuyểntưduyquảnlsangtưduyquảntrịreims vs strasbourg Học viện Chính trị khu vực IV, tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến với các tỉnh, thành khu vực Tây Nam bộ về “Học viện Chính trị khu vực IV - 15 năm hình thành và phát triển”. PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh dự và chỉ đạo hội thảo.
Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,phát biểu tại hội thảo.
Dự điểm cầu Hậu Giang, có ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Ngày 18-4-2006, Học viện Chính trị khu vực IV được thành lập, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; khoa học lãnh đạo, quản lý và kiến thức chuyên ngành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan Trung ương và địa phương trên địa bàn khu vực Tây Nam bộ. Từ thành lập đến nay, Học viện đã mở 176 lớp cao cấp lý luận chính trị tập trung và không tập trung với 12.446 học viên. Riêng từ năm 2018 đến nay, Học viện được giao nhiệm vụ đào tạo hệ đào tạo hoàn chỉnh cao cấp lý luận chính trị.
Học viện còn phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, các ban, bộ, ngành ở Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức 41 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng như: dân vận, tổ chức, kiểm tra - giám sát, tuyên giáo và văn phòng cấp ủy... với 3.883 lượt học viên. Ngoài ra, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, Học viện Hành chính quốc gia tuyển sinh 30 lớp cao học, có 957 học viên đến học với đa dạng các chuyên ngành.
Cùng với công tác giảng dạy, Học viện phối hợp chặt chẽ với ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, trường chính trị các tỉnh khu vực Tây Nam bộ trong quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế quản lý học viên các hệ đào tạo. Kể từ năm học 2020-2021, Học viện đã triển khai ứng dụng tốt công nghệ thông tin cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhất là trong thời gian diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm đánh giá cao sự phát triển của Học viện Chính trị khu vực IV về xây dựng đội ngũ cán bộ cũng như chất lượng giảng dạy thời gian qua, từ đó đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các tỉnh, thành khu vực Tây Nam bộ. Đồng thời yêu cầu, thời gian tới, lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của Học viện cần không ngừng nghiên cứu, học tập để nâng cao chất lượng quản lý, giảng dạy, nhất là phải chuyển tư duy quản lý sang tư duy quản trị; không ngừng đổi mới cách thức giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng; tăng cường phối hợp với các tỉnh, thành phố trong khu vực để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.
- Tham gia thảo luận tại điểm cầu Hậu Giang, ông Trần Văn Huyến cho rằng, từ khi thành lập tỉnh, số lượng cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị đảm bảo vị trí việc làm chỉ chiếm khoảng 35% so với nhu cầu. Đến nay, sau hơn 15 năm đào tạo, bồi dưỡng về cơ bản đội ngũ cán bộ ở Hậu Giang đáp ứng được so với vị trí việc làm, không còn tình trạng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thiếu bằng cao cấp lý luận chính trị. Nhiệm kỳ 2020-2025, Hậu Giang tiếp tục quy hoạch, dự nguồn cán bộ để nâng cao trình độ cao cấp lý luận chính trị đáp ứng đủ nhu cầu quy hoạch cán bộ ở những nhiệm kỳ tiếp theo.
Vì vậy, ông Trần Văn Huyến mong thời gian tới, Học viện Chính trị khu vực IV tiếp tục mở nhiều lớp cao cấp lý luận chính trị cho Hậu Giang; tiếp tục xem xét, tạo điều kiện mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ dự nguồn, quy hoạch của tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo nhằm đáp nhiệm vụ trong tình hình mới; tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức chức danh, công tác Đảng. Mặt khác, dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ chuyên môn cho Trường Chính trị tỉnh để đội ngũ viên chức, nhất giảng viên nâng chất lượng giảng dạy. Từ đó, góp phần giúp Hậu Giang có thêm đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn về lý luận, sâu về thực tiễn.
Tin, ảnh: NHẬT TÂN