【bóng anh】Kế hoạch tài chính trung hạn giúp tránh rủi ro cho chi tiêu ngân sách
Trong 2 ngày 27-28/10,ếhoạchtàichínhtrunghạngiúptránhrủirochochitiêungânsábóng anh tại TP. Thanh Hóa, Vụ Ngân sách Nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính đã tổ chức Hội thảo về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính (KHTC) 5 năm và KHTC ngân sách nhà nước 3 năm.
Cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ ban hành góp phần nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính- NSNN, cũng như góp phần nâng cao chất lượng công tác dự báo các chỉ tiêu kinh tế- xã hội và tài chính- NSNN trong trung hạn và hàng năm.
Dự toán hàng năm không lường trước được những rủi ro
Tại cuộc hội thảo, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ NSNN cho biết, dự toán NSNN hàng năm có ưu điểm nổi bật là tính chính xác cao so với các kế hoạch tài chính trung hạn, do thời gian dự báo ngắn, dễ làm, dễ thực hiện, nhưng lại thiếu tính linh hoạt, chủ động trước các biến động lớn về kinh tế, xã hội, môi trường...
Thực tế cho thấy, việc lập dự toán NSNN hàng năm đã không lường trước được các rủi ro sẽ xảy ra 3- 5 năm sau đó, do đó không có giải pháp phù hợp để hạn chế bội chi, kiểm soát nợ công vào những năm kinh tế phát triển thuận lợi, dành dư địa cho những năm khó khăn. Vì vậy, khi sự phát triển của nền kinh tế có xu hướng giảm sút, nguồn thu NSNN gặp khó khăn thì cả bội chi ngân sách và dư nợ công đều có xu hướng tăng mạnh, bội chi NSNN trong một số năm qua đã có lúc vượt ngưỡng cho phép.
Hơn nữa, dự toán NSNN hàng năm có xu hướng tập trung vào các nhu cầu cụ thể của từng năm, dẫn tới phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các ưu tiên chiến lược trong trung dài hạn của nền kinh tế và tổng hợp nhu cầu của các năm thường vượt khả năng cân đối nguồn lực trong cả giai đoạn.
"Nhiều nhiệm vụ chi kéo dài trong một số năm, nhưng lập dự toán NSNN hàng năm không tính toán nhu cầu ngân sách từ khi bắt đầu, đến khi kết thúc nhiệm vụ chi, do đó không đảm bảo được việc bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ, là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc kéo dài thời gian thực hiện, lãng phí, nợ đọng...", ông Tân nhấn mạnh.
Ông Tân cho biết, mặc dù Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các chỉ tiêu tài chính- NSNN 5 năm cùng thời kỳ với kế hoạch kinh tế- xã hội 5 năm. Song do việc lập dự toán NSNN hàng năm chủ yếu vẫn dựa trên khả năng nguồn thu và các nhu cầu chi cụ thể của từng năm, nên các hạn chế nêu trên vẫn chậm được khắc phục.
Thí điểm lập kế hoạch đã cho nhiều kết quả tốt
|
Cũng theo ông Nguyễn Minh Tân, chính từ những bất cập của KHTC hàng năm nên Bộ Tài chính đã tổ chức thực hiện thí điểm lập KHTC và chi tiêu trung hạn 3 năm trong hai giai đoạn từ 2004- 2009.
Báo cáo giai đoạn thí điểm cho thấy, tuy mới chỉ thực hiện ở diện hẹp nhưng việc lập KHTC và chi tiêu trung hạn đã thu hút được sự quan tâm của hơn 20 bộ, cơ quan trung ương và khoảng 30 địa phương, bước đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với công tác quản lý tài chính - NSNN và quản lý nợ trên phạm vi cả nước, không chỉ cho riêng ngành Tài chính, mà cả các bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng NSNN.
Cụ thể, KHTC và kế hoạch chi tiêu trung hạn đã góp phần nâng cao chất lượng công tác dự báo các chỉ tiêu kinh tế- xã hội và tài chính- NSNN trong trung hạn và hàng năm. Nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách.
Thông qua việc lập kế hoạch tài chính- ngân sách 3 năm, cho phép đánh giá khả năng huy động nguồn lực cho NSNN và xác định mức trần chi tiêu của các bộ, ngành, địa phương trong kỳ trung hạn. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng các kế hoạch, nhiệm vụ, chế độ, chính sách theo các ưu tiên phát triển và lựa chọn cách thức tổ chức, hoạt động phù hợp nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ. Đồng thời, KHTC và kế hoạch chi tiêu trung hạn còn nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính- ngân sách.
"Đặc biệt, nhờ được lập hàng năm cho thời hạn 3 năm và theo phương thức cuốn chiếu, nên KHTC trung hạn phản ánh kịp thời xu hướng phát triển, khả năng nguồn lực của nền kinh tế, tính hợp lý của trần chi tiêu ngân sách và tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách", ông Tân nói.
Giải quyết hạn chế thường thấy trong ngân sách hàng năm
Từ những kết quả đạt được của việc triển khai thí điểm, Bộ Tài chính cho rằng, việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc lập KHTC 5 năm và kế hoạch tài chính- NSNN 3 năm là cần thiết.
Do đó, Vụ NSNN (Bộ Tài chính) đã dự thảo Nghị định trên quan điểm đảm bảo sự liên kết giữa kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính- NSNN 3 năm và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, phù hợp với các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, tài chính, nợ công... trong cùng giai đoạn kế hoạch, góp phần thực hiện các chiến lược, kế hoạch dài hạn, trong phạm vi khả năng cân đối nguồn lực.
Theo ông Marc Christoph Schumacher, Trưởng nhóm Dự án hiện đại hóa nền tài chính công (EU-PFMO) của Liên minh châu Âu EU và sự hợp tác của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ, kế hoạch tài chính trung hạn đưa ra một hướng tiếp cận tới công tác quản lý tài chính công và lập ngân sách, nhằm giải quyết các hạn chế thường thấy trong ngân sách hàng năm, thông qua áp dụng một phương án tiếp cận chiến lược hiện đại đưa ra các ưu tiên và phân bổ nguồn lực giúp xác định các mức độ và thành phần chi tiêu công phù hợp với nhu cầu mới.
“Kế hoạch triển khai hiệu quả quyết định chi tiêu công phải dựa vào các nguồn lực sẵn có và việc phân bổ ngân sách dựa trên các ưu tiên chi và các dịch vụ công thực hiện có hiệu quả về mặt chi phí. Việc lập kế hoạch tài chính trung hạn giúp đạt được 3 mục tiêu lớn của quản lý chi tiêu công đó là: tính tuân thủ tài khóa, hiệu suất phân bổ và hiệu suất kỹ thuật”, ông Marc chia sẻ.
Tuy nhiên, cũng theo ông Marc, sự thành công của việc triển khai kế hoạch tài chính trung hạn và các tác động đối với quản lý ngân sách và hoạt động tài khóa ở các nước là khác nhau và được quyết định bởi nhiều điều kiện khác nhau.
Tại Việt Nam, việc đưa ra các phân tích kinh tế vĩ mô và dự báo thu toàn diện, quản lý nợ hiệu quả, mối gắn kết giữa kế hoạch 5 năm và kế hoạch 3 năm cũng như việc tích hợp kế hoạch đầu tư các năm tại cấp trung ương và địa phương sẽ là những yếu tố then chốt cho thành công của việc triển khai kế hoạch tài chính trung hạn...
Theo ông Nguyễn Minh Tân, tất cả các góp ý vào dự thảo của các đơn vị sử dụng ngân sách sẽ được Vụ NSNN tổng hợp để hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ ban hành, “tránh việc khi Nghị định đã ra đời, có hiệu lực rồi lại phải sửa đi sửa lại nhiều lần”, ông Tân nói./.
Việc triển khai khung tài chính trung hạn đã và đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế năm 2011 và Ngân hàng Thế giới năm 2013, thì vào cuối năm 2008 đã có khoảng 2/3 quốc gia và vùng lãnh thổ triển khai khung tài chính ngân sách trung hạn. Tùy điều kiện cụ thể của từng quốc gia/vùng lãnh thổ, việc triển khai khung tài chính ngân sách trung hạn có khác nhau, song đều đạt những kết quả chung nhất định về: tăng cường kỷ luật tài khóa; tăng cường vai điều tiết, ổn định nền kinh tế của Chính phủ; cải thiện công tác quản lý, phân bổ nguồn ngân sách, tập trung vào các ưu tiên của nền kinh tế; tăng cường hiệu quả chi tiêu ngân sách, hướng tới các kết quả thực hiện nhiệm vụ, đầu ra của các khoản chi tiêu. |
Hà- Trang
下一篇:Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
相关文章:
- Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- Doanh nghiệp địa ốc đón “sóng hồi” trong những tháng cuối năm
- Mức phụ cấp, trợ cấp với người có công từ 1
- Bỗng dưng bị đối tượng lạ mặt tấn công?
- ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- Thiếu nguồn cung mới, bất động sản TP.HCM giảm đà tăng trưởng
- Rất cần thiết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại
- Doanh nghiệp môi giới bất động sản quay cuồng trong áp lực
- Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- JLL: Thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển
相关推荐:
- Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- Giải pháp kéo giảm tỷ lệ ly hôn: Chú trọng công tác tuyên truyền
- Chuyển động mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Xe container, xe tải đậu vô tội vạ trên đường Điện Biên Phủ: Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông
- Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- Nâng cao kiến thức phòng cháy chữa cháy cho phụ nữ, học sinh
- Trả lời bạn đọc ngày 20
- Thị trường bất động sản 2024: Cơ hội đến từ nhu cầu thực
- Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên
- Quảng Nam hạn chế tối đa giao đất nhiều lần trong cùng một dự án
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- Long An sees positive socio
- Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng