当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【lịch u19】“Tiền làm ra thì khó mà phải chi thật nhiều” 正文

【lịch u19】“Tiền làm ra thì khó mà phải chi thật nhiều”

2025-01-24 23:41:17 来源:88Point 作者:Cúp C1 点击:774次

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Câu nói hết sức dân dã nhưng chứa đựng sự sẻ chia của đại biểu với Chính phủ trong bối cảnh hiện nay. Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Bao doanh nghiệp,ềnlàmrathìkhómàphảichithậtnhiềlịch u19 các hộ kinh doanh phải đóng cửa do dịch bệnh, không có thu nhập, không phát sinh tiền đóng thuế cho Nhà nước. Ngân sách lại phải chi rất nhiều khoản cần kíp phát sinh trong khi các khoản chi trong dự toán của cả năm vẫn phải đảm bảo.

Đó là chưa kể, muốn đạt miễn dịch cộng đồng, thì cần một khoản tiền lớn để mua vắc-xin. Theo ước tính của Bộ Tài chính, cần khoảng hơn 25,2 nghìn tỷ đồng để mua 150 triệu liều vắc-xin tiêm cho khoảng 70% dân số. Đó là số tiền trong trước mắt, bởi về lâu dài, WHO đang cân nhắc việc tiêm nhắc lại mỗi năm cho những người dễ bị tổn thương và 2 năm đối với người bình thường. Số tiền cứ như vậy mà nhân lên.

Vậy câu hỏi đặt ra, tiền đâu để chi?

Do cơ cấu lại một bước ngân sách nhà nước (NSNN), thời gian qua, chúng ta cũng đã chủ động có nguồn để lo phòng, chống dịch Covid-19. Sang năm nay, dịch bệnh ngày càng phức tạp hơn, tác động sâu hơn tới mọi mặt của đời sống. Ngay khi làn sóng dịch lần thứ 4 bắt đầu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhìn nhận, Việt Nam cần tập trung tối đa cho chống dịch, trong đó ưu tiên nguồn lực cho các nhiệm vụ chi cấp bách. Ông đề nghị, Chính phủ tiếp tục thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí cắt giảm chi thường xuyên; đề nghị rà soát lại các dự án đầu tư công để tránh dàn trải, tập trung vốn ngân sách cho công trình trọng điểm, an sinh xã hội và chống dịch.

Kết luận tại Hội nghị trực tuyến với 27 tỉnh, thành phố phía Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính bên cạnh việc nêu rõ tinh thần nhất quán “chống dịch như chống giặc”, một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu các địa phương cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết để tập trung cho phòng, chống dịch, mua vắc-xin.

Đối với Bộ Tài chính, còn nhớ, ngay từ thời điểm đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu căng thẳng, đã lên nhiều phương án giải bài toán ngân sách. Bộ Tài chính dự báo thu NSNN có thể giảm lớn nhưng vẫn phải đảm bảo chi đầu tư phát triển, chi an sinh xã hội và phòng chống dịch bệnh, nên chỉ còn cách tiết kiệm hơn nữa và thực hiện chia sẻ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Kết quả cho thấy phương án đó là sáng suốt. Ngân sách trung ương tiết kiệm và cắt giảm dự toán ngân sách được khoảng 55 nghìn tỷ đồng. Các địa phương cũng không hề thua kém. 6 tháng cuối năm 2020, địa phương tiếp tục cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí (khoảng 1 nghìn tỷ đồng) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm, ước khoảng 6,4 nghìn tỷ đồng. Nhiều địa phương cắt giảm được hơn 1 nghìn tỷ đồng, có địa phương ít cũng được vài trăm tỷ đồng.

Trong diễn biến mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Tài chính căn cứ tình hình thu NSNN, thực tiễn của dịch Covid-19 chủ động xây dựng phương án điều hành NSNN năm 2021, bảo đảm đáp ứng kịp thời các nhu cầu theo quy định, đặc biệt là cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của ngân sách trung ương trong mọi tình huống.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó, yêu cầu Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên sắp xếp, bố trí NSNN và các nguồn lực hợp pháp khác để bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bài toán đặt ra vẫn là triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết để tập trung kinh phí phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương cũng phải chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp để chống dịch, trong trường hợp khó khăn, mới đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện.

Với thông điệp này từ phía Chính phủ, cần sự chung tay của các cấp ngân sách, cả hệ thống chính trị, nếu làm được chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh.

Minh Anh

作者:World Cup
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜