Sau đại dịch Covid-19,ườiNhậtthưởngtiềnđểnhânviênlênvănphòngđiăntrưacùngđồngnghiệbảng xếp hạng giải serie a nhiều người đã quen, thậm chí thích thú với sự linh động và tự do khi làm việc online.
Đó là lý do một số công ty ở Nhật Bản đã bắt đầu kê một “toa thuốc” mới cho căn bệnh này. Họ thưởng tiền cho nhân viên tới văn phòng ngồi làm việc.
Các công ty hy vọng bằng cách này, người lao động có thể tăng cường sức khỏe tinh thần, gây dựng những mối quan hệ thân thiết và tăng khả năng đưa ra những ý tưởng mới cho công việc.
Xoa dịu người lao động
Từ tháng 9 năm nay, công ty Agileware có trụ sở tại Osaka đã bắt đầu trả 2.000 yên (340 nghìn đồng) cho mỗi ngày nhân viên có mặt tại văn phòng. Ngoài ra, những nhân viên đi ăn trưa cùng nhau sẽ được hưởng thêm 500 yên (85 nghìn đồng).
Điều kiện duy nhất để người lao động nhận được số tiền thưởng này là phải làm việc tại văn phòng hơn 4 giờ mỗi ngày và chỉ được nhận tiền thưởng 10 ngày mỗi tháng.
Các khoản phụ cấp sẽ sớm được ghi vào nội quy làm việc chính thức của công ty, trở thành một phần của hệ thống lương cố định.
Trong giai đoạn đại dịch, Agileware đã đề xuất nhân viên làm việc từ xa, cho phép họ làm việc theo giờ ở bất kỳ nơi nào thuận tiện cho họ. Sự tự do đó là một phần văn hóa doanh nghiệp của công ty và là điều mà Agileware không muốn mâu thuẫn khi đưa ra phương pháp “điều trị” những căn bệnh sinh ra do thiếu tương tác với thế giới thực.
Nguyên nhân khiến công ty đưa ra giải pháp này là chi phí chăm sóc sức khỏe tâm thần ngày càng tăng đối với các kỹ sư. Một số nhân viên gia nhập công ty trong thời kỳ đại dịch, khi làm việc từ xa là lựa chọn duy nhất, đã rời công ty vì vấn đề sức khỏe tâm thần.
Giám đốc điều hành Agileware, ông Mitsuyoshi Kawabata cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng nhân viên cần tương tác trực tiếp với nhau và có cơ hội để cảm nhận những khó khăn trong công việc cũng như tình trạng sức khỏe của nhau”.
Công ty Acompany có trụ sở tại Nagoya, nơi cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ mật mã, cũng thiết lập một hệ thống tương tự. Các nhân viên được trả thêm 1.000 yên mỗi ngày nếu họ làm việc tại văn phòng từ 1 đến 4 giờ chiều. Họ cũng xem xét cả việc trả phí đi lại cho nhân viên.
Giống như Agileware, công ty cảm thấy phải có sự cân bằng. Họ muốn đảm bảo rằng những nhân viên sống ở xa cảm thấy thoải mái với sự sắp xếp của họ. Công ty cũng muốn thúc đẩy việc xây dựng mối quan hệ và trao đổi ý tưởng giữa các kỹ sư trong thế giới thực.
Giám đốc điều hành của công ty cho rằng những khoản tiền thưởng nho nhỏ này có thể khuyến khích những người làm việc từ xa đến trực tiếp chào nhau và xây dựng tình bạn thân thiết.
Giám đốc công ty Acompany, ông Hayata Sagasaki cho biết: “Chúng tôi đã lắng nghe cẩn thận ý kiến của các chuyên gia để tránh tăng thêm gánh nặng cho nhân viên do những thay đổi trong luật thuế và luật lao động”.
Doanh nghiệp phương Tây chọn áp đặt quy định
Trong khi đó, các công ty ở Mỹ và châu Âu chưa áp dụng cách tiếp cận tập trung vào nhân viên như vậy để khuyến khích họ quay trở lại văn phòng sau đại dịch. Nhiều công ty công nghệ lớn chỉ đơn giản ban hành các quy định không mang tính tích cực.
Tại Amazon, nhân viên sẽ bị cản trở sự thăng tiến trong sự nghiệp nếu họ không tuân thủ các yêu cầu làm việc tại văn phòng, cụ thể là phải có mặt 3 ngày một tuần bắt đầu từ hồi tháng 5. IBM cũng đưa ra lời dọa tương tự. Trong khi đó, Meta đặt các yêu cầu về công việc tại văn phòng khi những người làm việc ở xa bị mất năng suất.
Ngay cả Zoom cũng quyết định rằng bất kỳ ai sống trong phạm vi 80km tính từ văn phòng sẽ phải có mặt ở văn phòng 2 ngày một tuần.
Mặc dù có nhiều lý do biện minh cho việc bắt buộc quay trở lại văn phòng, nhưng một câu thần chú thường được lặp đi lặp lại là người lao động sẽ sáng tạo hơn khi làm việc cùng nhau. Và tất nhiên là các nhà quản lý luôn muốn nhìn thấy nhân viên của mình đang làm việc.
Trên thực tế, các nghiên cứu cũng đưa ra kết quả khác nhau về làm việc từ xa. Không khó để tìm thấy các nghiên cứu nói rằng những người làm việc từ xa làm việc hiệu quả hơn, tăng thời gian làm việc và ít bị phân tâm hơn.
Mặt khác, cũng có những nghiên cứu cho rằng những người làm việc từ xa kém hiệu quả hơn, nhưng không hẳn là do lười biếng mà do họ phải viết nhiều email hơn, phản hồi chậm hơn...
Dĩ nhiên, việc yêu cầu quay trở lại văn phòng không được lòng người lao động. Nhiều người đã thẳng thừng từ chối yêu cầu này và nói rằng họ muốn một cách tiếp cận nhẹ nhàng, nếu không họ sẽ nghỉ việc.
Nếu vậy, biết đâu việc thưởng một khoản nho nhỏ cho những người lên văn phòng giống như các doanh nghiệp Nhật Bản lại khiến người lao động thay đổi suy nghĩ.