Chỉ nâng số giờ làm thêm cho 5 ngành
Phát biểu tại sự kiện,Đảmbảocânbằnglợiíchgiữangườilaođộngvàdoanhnghiệket qua tran croatia TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, sở dĩ phải sửa Bộ luật Lao động 2012 là để tuân thủ quyền về LĐ được quy định trong Hiến pháp 2013. Bên cạnh đó, sau 5 năm thực hiện Bộ luật Lao động 2012, có xuất hiện nhiều bất cập mà cả chủ sử dụng lao động cũng như NLĐ đều có ý kiến phải sửa đổi để đáp ứng nhu cầu. Bộ luật Lao động sửa đổi phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa chủ lao động và NLĐ chứ không phải hoàn toàn bảo vệ cho NLĐ.
Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết 25 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 2 FTA quan trọng là CPTPP, EVFTA, yêu cầu 1 số thiết chế về lao động phải được thiết lập. Ví dụ như tổ chức của NLĐ tại DN khác với hệ thống công đoàn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ.
Ông Lợi cho biết, qua các buổi đối thoại, tiếp xúc với DN và NLĐ, các bên đã cơ bản đồng thuận với nội dung của dự thảo Bộ luật LĐ sửa đổi. Điều còn các ý kiến khác nhau là mở rộng khung thời gian làm thêm. Pháp luật hiện hành cho phép làm thêm 200h/năm, với những ngành đặc biệt thì tối đa không quá 300 giờ. Lần này, Chính phủ cho phép nâng thêm tối đa 100h cho 5 ngành, bao gồm: dệt may, da giày, thủy sản, điện tử và các ngành có tính chất xuất khẩu.
Về tăng tuổi nghỉ hưu, ông Lợi cho biết, dự thảo luật mới nhất đề xuất tuổi nghỉ hưu của nam là 62, nữ là 60 và đưa ra 2 phương án. Phương án 1: luật chỉ chốt tuổi nghỉ hưu, còn lộ trình tăng ra sao do Chính phủ điều chỉnh; Phương án 2: đưa ra mốc năm để đạt tuổi hưu, còn Chính phủ quy định chi tiết về lộ trình tăng.
Tuy nhiên, việc tăng tuổi hưu tập trung chủ yếu vào khu vực công, khu vực LĐ trực tiếp thì không đáng bao nhiêu và chỉ ở những ngành nghề LĐ bình thường, còn các ngành nghề đặc biệt thì không tăng. Theo lộ trình, đến 2035, nữ mới đạt được tuổi 60 nghỉ hưu ở những ngành nghề bình thường.
Liên quan tới thành lập tổ chức của NLĐ tại DN, theo quy định của các điều khoản trong CPTPP, EVFTA, ông Lợi cho biết, luật sẽ quy định cho phép thành lập. Tuy nhiên, sẽ hết sức chặt chẽ về thủ tục, trình tự thành lập để đảo bảo không “hành” chủ DN, tránh trường hợp như Campuchia, 1 DN có tới hơn 10 tổ chức đại diện cho NLĐ dẫn tới chủ LĐ chỉ đi đối trọng với các tổ chức này mà không có thời gian lo kinh doanh.
Về vấn đề đình công, tranh chấp LĐ cũng được đề cập trong dự thảo luật sửa đổi. Tuy nhiên, việc đình công sẽ quy định chặt chẽ hơn vì trước nay đình công tại Việt Nam chưa có cuộc nào đúng theo trình tự quy định của pháp luật, khiến thiệt hại cho cả DN, cả NLĐ, cả nhà nước. Dự thảo mới quy định đạt quyền biểu quyết của 50%+1 số NLĐ mới được đình công. Đồng thời đang xem xét nếu công đoàn đình công sai thì công đoàn sẽ phải bồi thường.
Xem xét nới thời gian thử việc nhóm LĐ giản đơn lên 15 ngày
Chia sẻ quan điểm của các DN thuộc Eurocham (Hiệp hội các DN châu Âu tại Việt Nam) về Bộ Luật LĐ sửa đổi, bà Nguyễn Thúy Hằng, đại diện Công ty Luật Baker Mc Kenzie cho rằng, Việt Nam đã có một nỗ lực rất lớn để đảm bảo đáp ứng các cam kết trong các FTA được ký kết.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ DN, dự thảo luật vẫn còn những điểm hy vọng được sửa đổi tốt hơn nữa để đảm bảo sự cân bằng, linh hoạt và hài hòa lợi ích giữa chủ LĐ và NLĐ. Bà Hằng cũng nhấn mạnh rằng, trong thời đại ngày nay, NLĐ là vốn quý của DN, đẩy mạnh quyền lợi của NLĐ sẽ tạo lên doanh thu, lợi nhuận tốt hơn cho NLĐ.
Nêu một số kiến nghị chi tiết cho các điều khoản liên quan đến Bộ luật LĐ sửa đổi, bà Hằng cho biết, hiện trong dự thảo quy định các vấn đề về đào tạo, tái đào tạo là nội dung bắt buộc trong hợp đồng. Thực tế, DN khi thuê mướn NLĐ thì việc đào tạo cho NLĐ là điều luôn luôn phải làm. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra cách hiểu máy móc ở các cơ quan tại địa phương, gây khó cho DN trong thực thi. Vì vậy, nên bỏ quy định này vì không cần thiết.
Liên quan đến thời gian thử việc, bà Hằng đánh giá cao tinh thần của Chính phủ khi đã tiếp thu những đóng góp của doanh nghiệp khi nới thời gian thử việc. Hiện thời gian thử việc là thấp nhất so với khu vực. Tối đa là 2 tháng cho lao động cấp cao, 30 ngày với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, không quá 6 ngày với lao động giản đơn.
Trong dự thảo mới đã có 1 sửa đổi rất quan trọng, kéo dài thời gian thử việc lên 6 tháng với cấp độ quản lý theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian thử việc 6 ngày cho nhóm lao động giản đơn là quá thấp, không đáp ứng được thời gian để đào tạo. Vì vậy, nên xem xét nới thời gian thử việc cho nhóm lao động này lên ít nhất 15 ngày làm việc.
Theo bà Hằng, vì có sự vênh giữa Luật Doanh nghiệp và Bộ luật Lao động, nên cần có quy định riêng cho nhóm LĐ bị điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp.
Về thời gian làm thêm giờ, bà Hằng cho biết, số giờ làm thêm giờ của Việt Nam hiện thấp hơn nhiều so với khu vực. Vì vậy, các DN rất mong muốn tăng lên tới tiệm cận chung của khu vực để đáp ứng nhu cầu của cả DN và NLĐ.
Liên quan đến LĐ nước ngoài, dự thảo mới quy định thời hạn LĐ là 2 năm và được gia hạn 1 lần trong thời gian 2 năm. Bà Hằng cho rằng, điều này là không cần thiết vì hiện các quy định của Việt Nam về cấp giấy phép LĐ của người nước ngoài tại Việt Nam đã rất chặt chẽ về trình độ. Nếu lo ngại về LĐ không có trình độ thì nên kiểm soát ở việc thực thi, không nên áp dụng 1 quy định hạn chế áp với tất cả NLĐ nước ngoài tại Việt Nam.
Thảo Miên
顶: 32641踩: 82
【ket qua tran croatia】Đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp
人参与 | 时间:2025-01-10 20:14:26
相关文章
- Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- Hà Nội People’s Council approves resolutions on land, development
- ASEAN SOM reviews COVID
- Party Central Committee Secretariat expels three officials from Party
- Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- What does the future hold for relations between Vietnam and US?
- Party Central Committee Secretariat expels three officials from Party
- Việt Nam backs tackling terrorist challenges in Syria on basis of int’l laws
- Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- Việt Nam, Cambodia exchange border topographic maps
评论专区