发布时间:2025-01-25 11:29:31 来源:88Point 作者:Cúp C2
Năm 2003,ómộtvuacácảnhởTPTâkeo bong đa tivi anh Đăng Sơn thử sức trẻ, vay mượn tiền để khởi nghiệp nuôi 10.000 con gà công nghiệp nhưng gà chưa kịp “đẻ trứng vàng” thì bệnh cúm gia cầm bùng phát như “trận bão” dữ quét sạch đàn gà của anh. Rồi anh đi từ TP.HCM đến tỉnh này, thành nọ chỉ để coi người ta nuôi cá cảnh thế nào. 2 năm sau, anh trở về phường 7, TP.Tân An, cất nhà, dựng trại, xây hồ, bể nuôi cá cảnh với các loại cá bảy màu, lia thia,...
Nay gặp lại, anh đã có một cơ ngơi kinh doanh cá cảnh. Cả không gian nửa sau tòa nhà 2 tầng của anh là các phòng lạnh với nhiều loại hồ, bể và máy móc, thiết bị đủ cho anh làm thí nghiệm, xử lý môi trường nước, thuần dưỡng, lai tạo và nhân giống các loại cá cảnh bằng công nghệ cao. Anh thực hiện thành công mô hình Thực hành quản lý tốt (GMP) trong sản xuất cá cảnh do Sở Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí.
Đề tài đăng ký là “Giải pháp sáng tạo công nghệ sinh sản và nuôi thương phẩm cá ông tiên” do anh làm chủ nhiệm cũng đã thực hiện thành công tại cơ sở Thực nghiệm cá cảnh thuộc Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh qua Hội thi Sáng tạo kỹ thuật của nhà nông năm 2020 do Hội Nông dân Việt Nam tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức. Thâm trầm, khiêm tốn trước những thành công trong nuôi cá cảnh bằng công nghệ cao, kỹ sư Đăng Sơn trở thành một cái tên khá quen thuộc trong làng cá cảnh và SVC tỉnh.
Anh Hồ Nhuận Đăng Sơn cho cá ăn tại trại nuôi ươm nuôi cá cảnh công nghệ cao ở xã An Vĩnh Ngãi, TP.Tân An (ảnh: nhân vật cung cấp)
Kỹ sư Đăng Sơn cũng là Tổng Thư ký Hội SVC tỉnh từ ngày thành lập cho đến nay. Tuy bận rộn với công việc nghiên cứu khoa học và sản xuất, đưa ra thị trường các dòng cá cảnh “ăn khách” nhất nhưng công việc của Hội SVC tỉnh, anh vẫn chỉn chu.
相关文章
随便看看