【soi kèo atalanta hôm nay】Cuộc sống đồng bào DTTS đổi thay từng ngày
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 15:54:32 评论数:
Những chương trình,ộcsốngđồngbagraveoDTTSđổithaytừsoi kèo atalanta hôm nay chính sách làm thay đổi vùng đồng bào DTTS
Trong những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh được đặc biệt chú trọng. Giai đoạn 2014-2015, toàn tỉnh giảm được 3.400 hộ nghèo, trong đó có 1.477 hộ nghèo DTTS; giai đoạn 2015-2018, toàn tỉnh giảm được 6.013 hộ nghèo, trong đó có 1.945 hộ nghèo DTTS, từ 14.627 hộ nghèo vào cuối 2015 giảm còn 8.614 hộ cuối năm 2018, trong đó hộ nghèo DTTS từ 6.490 hộ giảm còn 4.545 hộ. Trong năm 2019, tỉnh tập trung thực hiện giảm 1.000 hộ nghèo DTTS.
Lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh và huyện Bù Gia Mập trao quyết định bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ đồng bào DTTS thuộc Dự án 33
Về thực hiện Chương trình 135, giai đoạn 2014-2015, tỉnh đã triển khai thực hiện đầu tư tại 9 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã biên giới và 23 thôn đặc biệt khó khăn xã khu vực II. Kết quả đã hỗ trợ phát triển sản xuất cho 7.330 hộ DTTS về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...; đầu tư 101 công trình đường giao thông nông thôn, 10 công trình điện, 9 công trình trường học, 12 công trình nhà văn hóa. Năm 2016, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ đầu tư 56 công trình, trong đó có 14 công trình mới, chuyển tiếp 16 công trình, sửa chữa, bảo dưỡng 26 công trình... Năm 2017, tỉnh thực hiện hỗ trợ đầu tư 57 công trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho các thôn, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới. Năm 2018, hỗ trợ đầu tư 77 dự án với tổng kế hoạch vốn 26.451 triệu đồng...
Về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo, đời sống khó khăn, giai đoạn 2014-2016, tỉnh đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.148 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 50 hộ, với diện tích 23,4 ha; mua sắm nông cụ, chuyển đổi nghề cho 1.275 hộ và 985 hộ vay để phát triển sản xuất (mức vay bình quân 15 triệu đồng/hộ).
Thực hiện chính sách định canh, định cư, toàn tỉnh đã hoàn thành 9 dự án ổn định cho 681 hộ; thực hiện nâng cấp láng nhựa 18km đường nông thôn tại 4 dự án tập trung. Đồng thời, lồng ghép hỗ trợ xây dựng, nâng cấp 146 căn nhà với tổng kinh phí 3.650 triệu đồng từ nguồn vận động cho 3 dự án tập trung tại các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Lộc Ninh.
Hiện Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đang triển khai thực hiện 13 chương trình cho vay phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho hộ nghèo và đối tượng chính sách. Doanh số cho vay của các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 1.633,43 tỷ đồng, với 79.299 lượt hộ vay, trong đó doanh số cho vay hộ DTTS 328,36 tỷ đồng với 16.125 lượt hộ vay. Hiện toàn tỉnh có 22.395 khách hàng là hộ DTTS còn dư nợ, chiếm 20,7% số hộ dư nợ tại Ngân hàng chính sách xã hội, với dư nợ 417,95 tỷ đồng, chiếm 19,93% tổng dư nợ, dư nợ bình quân hộ DTTS đạt 18,66 triệu đồng/hộ... Các chính sách này đã góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống, góp phần không nhỏ trong việc giảm 3.422 hộ nghèo DTTS trong giai đoạn 2014-2018.
Đời sống tinh thần được nâng cao
Giai đoạn 2014-2019, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc. Điển hình là các hoạt động văn hóa, thông tin, xây dựng thiết chế văn hóa vùng DTTS được triển khai thực hiện hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát huy. Năm 2015, tỉnh đã khánh thành giai đoạn I và đưa vào khai thác Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (Bù Đăng). Năm 2016, khánh thành và đưa vào khai thác Khu di tích mộ 3.000 người (Bình Long). Năm 2017 và năm 2019, lần lượt khánh thành giai đoạn I và giai đoạn II, đưa vào khai thác Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Tà Thiết, Lộc Ninh).
Nghiệm thu đề tài “Vai trò của già làng và người có uy tín trong phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước”
Năm 2018, tỉnh khởi công một số hạng mục công trình trọng điểm tại Khu quần thể văn hóa - cứu sinh núi Bà Rá (Phước Long); khởi công xây dựng công trình giao thông dẫn vào Khu dự án phim trường ngoài trời kết hợp với du lịch sinh thái trảng cỏ Bù Lạch (Bù Đăng) và dự án du lịch cộng đồng tại xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh...
Nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về văn hóa các DTTS cũng được triển khai thực hiện, như: Tổng điều tra sử thi các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước; tổng điều tra văn hóa phi vật thể của người S’tiêng; tổng điều tra cồng chiêng trên địa bàn tỉnh; dự án “Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer”; công trình sưu tầm hiện vật về văn hóa truyền thống của người Khmer, Mơnông, S’tiêng, Tày, Nùng tỉnh Bình Phước; công trình biên dịch các làn điệu dân ca, sử thi và sưu tầm, phục chế các nhạc cụ của người S’tiêng; sưu tầm hiện vật là trang phục truyền thống của 6 dân tộc Chăm, Mường, Tày, Nùng, Dao, Châu Mạ...
Việc tổ chức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (nay là “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”); triển khai xây dựng nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng... được tỉnh quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 7 thiết chế văn hóa cấp tỉnh; 11/11 huyện, thị xã, thành phố có trung tâm văn hóa, thể thao; 7 nhà thiếu nhi; 1 trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi; 8 thư viện; 111/111 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao, trong đó 46 trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 851/861 thôn, ấp có nhà văn hóa, trong đó 372 nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các thiết chế văn hóa nêu trên là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, tuyên truyền, cổ động nhân dịp các ngày lễ lớn của dân tộc, sự kiện trọng đại của đất nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội địa phương; đồng thời là điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí của nhân dân.
Các chương trình, hoạt động đưa thông tin về cơ sở được chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức thông qua các đợt tuyên truyền lưu động; xe hoa, xe tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các ngày lễ lớn của dân tộc... đến với vùng sâu, xa, vùng đồng bào DTTS. Hệ thống phát thanh - truyền hình đạt nhiều thành tích, đến nay 100% xã có hệ thống loa truyền thanh, 100% khu dân cư được xem truyền hình. Thời lượng, chất lượng chương trình tiếng S’tiêng, tiếng Khmer phát trên sóng truyền hình Bình Phước ngày càng phong phú, đa dạng từng bước góp phần giúp đồng bào DTTS cập nhật thông tin tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
chú trọng tạo nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS
Trong những năm qua, công tác giáo dục - đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực trong vùng đồng bào DTTS được tỉnh chú trọng đầu tư, huy động tổng hợp các nguồn lực để đẩy mạnh chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ người DTTS trong độ tuổi 15-35 (mức độ 1) biết chữ là 93%; độ tuổi từ 15-60 (mức độ 2) là 67,1%. 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, trong đó 99,1% đạt chuẩn mức độ 3; có 34.275 học sinh DTTS/186.808 học sinh.
Việc phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú đến nay trên địa bàn được quan tâm, có 6 trường dân tộc nội trú với gần 1.500 học sinh và 300 cán bộ, công nhân viên. Hiện tỉnh triển khai xây dựng thêm 1 trường THCS ở huyện biên giới Bù Đốp. Thực hiện chính sách cử tuyển, đến cuối tháng 6-2018, tỉnh có 81 em đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học; số sinh viên cử tuyển có việc làm đạt trên 83% số sinh viên đã ra trường.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS được chú trọng triển khai thực hiện lồng ghép trong Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chung của tỉnh. Ngoài ra, cơ quan công tác dân tộc các cấp còn chủ động triển khai nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các hoạt động của ngành. Đặc biệt là tổ chức tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật cho hàng chục ngàn lượt già làng, trưởng thôn, người có uy tín và đồng bào DTTS. Tính riêng năm 2018, Ban Dân tộc đã thực hiện cấp 36.855 tờ Báo Dân tộc và Phát triển, 88.452 tờ Báo Bình Phước cho người có uy tín; tổ chức 5 lớp tập huấn cho 298 người có uy tín về chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, an toàn giao thông...
Trong những năm qua, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, trong đó có đồng bào các DTTS luôn phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển, quyết tâm vượt qua khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Nhờ đó, kinh tế, xã hội của tỉnh liên tục có những bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 6,67%/năm, thu nhập đến nay đạt trên 60 triệu đồng/người/năm. Việc phát huy hiệu quả các chương trình, dự án xây dựng NTM, phát triển kinh tế xã, thôn, ấp đặc biệt khó khăn; định canh, định cư, hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, vay vốn tín dụng, công cụ lao động, giống cây trồng, vật nuôi... cho đồng bào DTTS nghèo, đặc biệt khó khăn đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Nguyễn Lương Nhân
Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh