【kq bayer leverkusen】Bất động sản công nghiệp đang trong thời điểm nóng nhất
Paul Tonkes,ấtđộngsảncôngnghiệpđangtrongthờiđiểmnóngnhấkq bayer leverkusen Giám đốc bộ phận Dịch vụ tư vấn kho vận & công nghiệp, Cushman & Wakefield. |
Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn
Việt Nam là quốc gia trong khu vực ASEAN đã đạt được các mục tiêu của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thậm chí hầu hết các quốc gia châu Âu đã không đạt được những mục tiêu này trong năm qua.
Là quốc gia ngăn chặn hiệu quả Covid-19, Việt Nam cũng đã ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) giữa đỉnh điểm của đại dịch và đang soạn thảo một số luật mới để có thể ban hành trong thời gian tới. Những điều này khiến Việt Nam càng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tưnước ngoài.
Nhìn lại thị trường năm nay chúng ta thấy, 10 tháng của năm 2020 ghi nhận tổng vốn FDI đạt 23,48 tỷ USD với 2.000 dự ánmới, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 46% vốn FDI dành cho lĩnh vực sản xuất và 15% cho bất động sản.
Mặc dù Chỉ số quản lý thu mua đã bật mạnh trở lại, lên mức 51,1 vào tháng 6, nhưng đã giảm xuống 45,7 vào tháng 8 (do tác động của làm sóng Covid-19 thứ hai trên toàn thế giới). Điều này có thể là do tình trạng thiếu hụt năng lực sản xuất ngày càng trầm trọng kể từ cuối năm 2019, hoặc tình trạng ngân sách đóng băng năm 2020, khiến hoạt động mở rộng các nhà máy bị đình trệ.
Sau đó, chỉ số lại tăng lên 52,2 vào tháng 9/2020, đây là mức tăng trưởng đầu tiên trong 3 tháng và tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 7/2019.
Năm 2021 sẽ bắt đầu với nhiều dự án mở rộng nhà máy để trực tiếp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Sau khi EVFTA được thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2020/NĐ-CP quy định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để Việt Nam áp dụng phù hợp với Hiệp định EVFTA, cũng như đề ra các điều kiện để áp dụng biểu thuế.
Đồ họa: Thanh Huyền. |
Tuy nhiên, một số nhà sản xuất nội địa vẫn gặp khó khăn trong việc tuân thủ và hưởng đầy đủ lợi ích của các FTA.
FTA mới và sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tếViệt Nam là động lực thúc đẩy nhu cầu đối với thực phẩm đông lạnh và đưa quốc gia lên vị trí ổn định hàng đầu khu vực với vai trò trung tâm chế biến và cung cấp thực phẩm. Thời điểm ký kết FTA là khá thuận lợi, dù trong bối cảnh thương mại toàn cầu bị đình trệ do biên giới đóng cửa, các nhà cung cấp nội địa sẽ có một chút lợi thế để vượt lên.
Trọng tâm của các doanh nghiệplúc này và hơn bao giờ hết là cắt giảm chi phí. Chỉ số rủi ro sản xuất toàn cầu (MRI) hàng năm của C&W cho từng quốc gia dựa trên 20 biến số và tổng hợp thành 3 tiêu chí xếp hạng cuối cùng, bao gồm điều kiện, chi phí và rủi ro. Theo xếp hạng chi phí, Việt Nam đã vươn từ vị trí thứ tư vào năm ngoái lên vị trí thứ hai vào năm 2020. Covid-19 và thương chiến Mỹ - Trung là 2 yếu tố quan trọng thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam.
Dòng vốn chuyển động trong thời gian tới
Trong những tháng cuối năm 2020 đầy biến động, Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm sáng giữa bức tranh thế giới ảm đạm. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàngPhát triển châu Á (ADB), trong khi hầu hết các nền kinh tế đều bị thu hẹp quy mô, GDP Việt Nam dự kiến tăng 1,8% trong năm 2020.
Năm 2021, dự kiến Việt Nam vượt qua Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực ASEAN.
Pegatron - một nhà cung cấp của Apple, sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Khu công nghiệp Deep C ở Hải Phòng. Nhà đầu tư kho vận Logos Property đang thành lập liên doanh trị giá 350 triệu USD và cam kết xây dựng kho rộng 13 ha đầu tiên tại Bắc Ninh. Trong khi đó, một nhà đầu tư khác là GLP cũng công bố đầu tư 1,5 tỷ USD để liên doanh với một số khu dịch vụ kho vận trong hệ thống này.
Trong khi một số nhà đầu tư khu công nghiệp bị giảm tới 50% lợi nhuận ròng và doanh thu, thì VSIP Becamex đã cho động thổ dự án phức hợp công nghiệp rộng 1.450 ha tại Bình Định vào tháng 9/2020, đây là một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của khu vực ven biển, là động lực cho hành lang phát triển Đông - Tây và chiến lược cảng thứ ba.
FDI sản xuất và bất động sản công nghiệp năm 2021 sẽ có xu hướng tăng, nhất là khi Việt Nam trở thành điểm đến của hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) hấp dẫn thứ 2 sau Mỹ.
Làn sóng đầu tư đã bắt đầu và sẽ tăng nhanh vào năm 2021, miễn là Việt Nam duy trì khả năng cạnh tranh về chi phí và tiếp tục nỗ lực cải thiện điều kiện, chi phí và rủi ro cho sản xuất.
Tận dụng cơ hội
Rất nhiều cuộc hội thảo trực tuyến đã chứng minh cơ hội tốt cho các nhà đầu tư mới chuẩn bị dự án của họ và thu thập thông tin chi tiết về thị trường. Giờ đây, các hội thảo online này đang chuyển thành sự kiện gặp gỡ trực tiếp, tạo điều kiện thúc đẩy các cơ hội kinh doanh đến Việt Nam trong năm tới.
Tuy nhiên, lý tưởng nhất là trong ngắn hạn, cần tạo ra nhiều giải pháp hơn để thông thương với các đối tác thương mại chính với thời gian cách ly ngắn hơn và không có hành trình cố định, có thể sử dụng nguyên tắc “bong bóng du lịch”.
Việt Nam đã chứng minh được nền tảng vững chắc và ổn định, do đó có thể giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng trong khi các khu vực khác vẫn còn nhiều bất ổn. Đây là điều thuyết phục đối với những nhà đầu tư vẫn còn muốn cân nhắc thêm trước khi vào thị trường Việt Nam.
Ví dụ, khi nhà đầu tư đang phân vân nên chuyển từ Trung Quốc sang Thái Lan hoặc Việt Nam, thì những bất ổn từ Thái Lan là nguyên nhân khiến dòng đầu tư chuyển sang Việt Nam.
Xây dựng hạ tầng trọng điểm, đặc biệt ở khu vực miền Nam và miền Trung, sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành một trung tâm khu vực và giảm mạnh chi phí kho vận, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế.
Làn sóng đầu tư đã bắt đầu và sẽ tăng nhanh vào năm 2021, miễn là Việt Nam duy trì khả năng cạnh tranh về chi phí và tiếp tục nỗ lực cải thiện điều kiện, chi phí và rủi ro cho sản xuất.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Hoa hậu Thùy Tiên không muốn lập gia đình
- ·Á hậu 1 Miss Grand International 2019 từ bỏ danh hiệu
- ·Nam Em lại sắp chuyển chỗ ở mới, không gian sang xịn cỡ nào?
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Tên thật của Midu khi kết hôn với chồng thiếu gia
- ·Thảm đỏ Cannes ngày 2: 'Dị nhân' thời trang đã xuất hiện
- ·Nam Em có hành động khó hiểu
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Hoa hậu Ý Nhi ôm bạn trai sau nhiều ngày xa cách
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Hoa hậu Thùy Tiên công bố tin vui
- ·H'Hen Niê thực hiện dự án trồng rừng tại Bình Thuận
- ·Nam Em sắp bình thường trở lại nhờ chồng sắp cưới
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Á hậu chống nạng xuất hiện trên thảm đỏ họp báo Miss Universe Vietnam
- ·Kỳ Duyên chuẩn bị hồ sơ dự thi MUVN24 chỉ trong vòng 2 ngày
- ·Hoa hậu Việt duy nhất trả vương miện, rời showbiz theo cách kỳ lạ
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Nam Em hát live như 'nuốt đĩa': Fan reo hò 'mừng chị trở lại'
- Năm 2023, Long An phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 8
- 4 MacBook đáng mua dịp cuối năm 2024
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân
- Thủ tướng: Tấm gương cống hiến hết mình của ông Võ Văn Kiệt mãi được ghi nhớ
- Xuân Quý Mão 2023
- Phận “gái gọi” thành giảng viên đại học
- Báo Long An hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền năm 2022
- Ban Bí thư: Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức
- Sắc vóc vùng Miệt Thứ
- Lãnh đạo tỉnh Long An thăm, chúc tết Chi hội Tin lành Thuận Mỹ