Thủ tướng: Không có biện pháp mạnh mẽ,ệpcầnchuẩnbịtốtnhấtđểtrởlạimạnhmẽkết quả bóng đá thụy điển hôm nay quyết liệt thì nền kinh tế dễ bị đổ gãy Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do dịch Covid-19 Doanh nghiệp thuỷ sản chuẩn bị kế hoạch khắc phục sau khi dịch bệnh lắng xuống Thủ tướng: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế vươn lên, biến nguy cơ thành thời cơ PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch hội đồng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh Vấn đề được quan tâm nhất sau khi kiểm soát dịch bệnh là phục hồi lại nền kinh tế. Theo ông, lĩnh vực DN nào sẽ có cơ hội để phát triển nhanh?
- Theo tôi, các ngành sản xuất, kinh doanh phục vụ thị trường nội địa sẽ có khả năng phục hồi nhanh chóng. Vì hiện nay, hầu hết tỉnh, thành phố đã được Chính phủ đưa ra khỏi danh sách "nguy cơ cao", việc giãn cách xã hội cơ bản được dừng thực hiện, hoạt động kinh doanh được trở lại, trừ một số lĩnh vực dịch vụ không phải thiết yếu.
Hơn nữa, chúng ta đã có nhiều ngày không xuất hiện ca mắc mới, nếu duy trì được tình hình như hiện nay thì chỉ vài tuần nữa, khoảng đến giữa tháng 5 là sản xuất, kinh doanh trong nước sẽ khôi phục toàn bộ. Lúc này, nhu cầu tiêu dùng trong nước của người dân sẽ tăng cao, nên các DN phục vụ hàng tiêu dùng, ăn uống, dịch vụ… sẽ có cơ hội để “trở mình” mạnh mẽ.
Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Hướng tới sự bứt phá
Dịch Covid-19 là động lực giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và đây là yêu cầu bắt buộc. Thời điểm này, DN cần tập trung tái cơ cấu, từ hình thức sản xuất, giao tiếp với khách hàng, tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng để thích ứng với thời kỳ dịch bệnh, giúp nâng cao năng suất lao động, hướng tới sự bứt phá sau dịch.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam:
Doanh nghiệp cần giải pháp để bật lên
Sau thời kỳ Covid-19, DN như lò xo bị nén và cần có giải pháp để bật lên. Ngoài giải pháp ứng dụng công nghệ số, cần có sự vào cuộc của hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng phối hợp để liên kết và tích hợp các giải pháp giúp DN thuận tiện hơn trong việc triển khai thương mại điện tử bằng cách tích hợp ví điện tử, chữ ký số, tiền di động (mobile money) và các công cụ thanh toán đầu cuối... để giảm thiểu thanh toán tiền mặt lại vừa minh bạch hoá các hoạt động thương mại của DN.
H.Dịu (ghi)
Tuy vậy, tình hình của các nước trên thế giới vẫn còn nhiều phức tạp, nhiều quốc gia đã tiếp tục kéo dài lệnh cách ly xã hội nên các ngành, lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu, làm ăn với đối tác nước ngoài sẽ phục hồi chậm hơn. Vì thế, các DN cần phải nắm bắt tình hình từng nước, chính sách như thế nào, dịch bệnh như thế nào, bám sát cả những thay đổi chính sách theo từng ngày từng giờ của các quốc gia, nhất là các thị trường chủ lực để lên phương án kinh doanh, tìm kiếm đối tác trở lại nhanh chóng, kịp thời, không để lỡ cơ hội khi thị trường các nước phục hồi, nhu cầu tiêu dùng cũng sẽ tăng cao.
Nhiều ý kiến cho rằng, các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin, lĩnh vực kinh tế số sẽ có nhiều cơ hội phát triển nhất thời kỳ trong và sau dịch bệnh, ông đánh giá như thế nào về ý kiến này?
- Thực tế đã cho thấy, không chỉ tại Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới, DN lĩnh vực công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ số không chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, thậm chí nhiều DN còn phát triển mạnh hơn. Đại dịch lần này là cơ hội cho công nghệ thông tin phát triển, công nghệ số phát triển. Nhưng vấn đề là các DN Việt Nam phải rút kinh nghiệm, công nghệ thông tin, chuyển đổi số liên quan đến các vấn đề kỹ thuật hiện đại thì làm ăn phải lớn, phải quy củ, không thể như kiểu “đánh du kích”, gặp gì làm nấy, tự phát, làm xong rồi thôi. Các DN phải tận dụng cơ hội, có chương trình bài bản, có phương hướng phát triển, mở rộng như thế nào để nuôi dưỡng thị trường, phát triển lâu dài…
Các DN cần phải làm gì để phục hồi nhanh và mạnh sau “bão” Covid-19, thưa ông?
- Việc phục hồi của các DN phải xem xét ở nhiều mặt. Thứ nhất là thị trường, các DN phải biết hướng đến tiêu thụ ở đâu, trong nước hay ngoài nước, xem tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường như thế nào, có những khó khăn hay hạn chế gì để khắc phục. Khi xác định được thị trường thì phải biết cách tiêu thụ hàng hóa như thế nào, sản phẩm chất lượng như thế nào mới đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Dệt may là ngành còn khó khăn do sự cắt giảm đơn hàng từ các thị trường XK lớn. Ảnh: H.Dịu Thứ hai là DN phải tự xem xét lại bản thân với các vấn đề về máy móc, thiết bị xem có vấn đề gì không, có bảo đảm điều kiện sản xuất cũng như việc đáp ứng theo các tiêu chuẩn hiện đại không. Bên cạnh đó, các DN cũng phải nhìn lại nguồn nhân lực, bởi trong cơn khủng hoảng dịch bệnh, nhiều công nhân viên đã phải nghỉ việc hoặc “nhảy việc” khi DN không đủ khả năng chi trả lương. Do đó, DN phải xem xét lại nguồn nhân lực có đáp ứng được về tay nghề, kỹ thuật, kinh nghiệm...
Ngoài ra, trong giai đoạn phục hồi tại Việt Nam, các chuyên gia nước ngoài có thể chưa quay trở lại làm việc như ban đầu thì cũng phải có phương án thay thế, hỗ trợ nhằm bảo đảm hiệu quả công việc. Đặc biệt, các DN phải chuẩn bị một vấn đề rất quan trọng nữa là nguồn vốn, tài chính. Việc đình trệ sản xuất, kinh doanh trong thời gian qua đã khiến không ít DN cạn kiệt vốn, phải sống dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng. Do đó, khi sản xuất phục hồi thì các DN phải chủ động liên hệ, tìm kiếm nguồn vốn ưu đãi đang được các ngân hàng tung ra.
Thứ ba là vấn đề liên quan đến nguồn nguyên phụ liệu đầu vào. Đây là nỗi lo rất lớn của các DN khi dịch Covid-19 xảy ra, nhiều DN đã phải hoạt động cầm chừng, thậm chí là dừng hoạt động khi nguyên liệu lưu kho đã hết mà không thể tìm được nguồn thay thế. Vì thế, trước khi sản xuất kinh doanh phục hồi, các DN phải liên tục tìm kiếm nguồn hàng thay thế, phải đi ký kết, chuẩn bị nhập hàng với số lượng, chất lượng phù hợp. Điều này có nghĩa là DN phải chuẩn bị tất cả sẵn sàng, nếu có điều kiện thì cho vận hành dần, đầu tiên tập trung vận hành bộ khung, sau đó mới bắt đầu cho từng bộ phận vận hành. Việc tập trung nguồn nhân lực sản xuất nếu chưa thể như ban đầu thì cũng có thể làm theo từng phần, có lộ trình.
Ngoài những phần việc phải chuẩn bị sẵn sàng nêu trên, nhân dịp sản xuất bị đình trệ vì Covid-19, các DN cũng nên lấy đây là cơ hội để nhìn lại mình, cơ cấu lại hoạt động quản trị DN. Hơn nữa, đây cũng là bài học để các DN thay đổi cách làm ăn, kinh doanh, không nên làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ, có đâu bán đấy mà phải chuyển hướng sang kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp, theo nhu cầu thị trường một cách dài lâu để tăng “sức đề kháng” trước những rủi ro về dịch bệnh, thiên tai hay các xung đột thương mại, địa chính trị…
Về phía các cơ quan quản lý, theo ông, nên có những hành động gì để hỗ trợ DN?
- Cũng như các DN, cơ quan quản lý cần theo dõi sát tình hình để đưa ra những chính sách hợp lý. Tôi đánh giá cao những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, vốn đã được các bộ, ngành thực hiện thời gian qua. Điều này đã giúp các DN bớt khó khăn khi bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất. Vì thế, trong giai đoạn tới, chúng ta cần nhiều hơn nữa những quyết định đúng đắn, kịp thời để các DN nói riêng và nền kinh tế nói chung tiếp tục đi lên mạnh mẽ.
Tất nhiên, các chính sách của nhà nước không thể đứng ra làm thay hoạt động kinh doanh của DN mà chỉ là hỗ trợ. Tuy vậy, các cơ quan quản lý nên có nhiều hành động mạnh mẽ hơn nữa. Tiêu biểu như việc Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu chiếm thị phần lớn trên thế giới, thậm chí đứng trong những top đầu nhưng thị trường lại phụ thuộc vào giá cả mà người mua đưa ra, không thể khống chế được giá bán để thu được nhiều lợi ích hơn cho DN và nền kinh tế. Do đó, chúng ta cần có phương hướng để tăng thêm tiếng nói trên thị trường quốc tế, để chủ động trước mọi tình huống.
Không những thế, như tôi đã nói ở trên, các DN phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để lớn hơn, làm ăn bài bản hơn. Nhưng điều này không thể chỉ một mình DN có thể thực hiện được, bởi các DN Việt Nam đa phần còn nhỏ lẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, nguồn lực hạn chế nên rất cần sự hỗ trợ, giúp sức để hoạt động sản xuất kinh doanh được bài bản, bền vững hơn.
Xin cảm ơn ông!
顶: 3踩: 89694
【kết quả bóng đá thụy điển hôm nay】Doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt nhất để “trở lại” mạnh mẽ
人参与 | 时间:2025-01-26 04:00:28
相关文章
- Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- Đà Nẵng phát hiện thêm 7 bệnh nhân Covid
- Bệnh viện lớn nhất Đà Nẵng chính thức dỡ lệnh phong tỏa
- 4 nguyên nhân gây ung thư dạ dày
- Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- Tăng trưởng kinh tế 2017 đối mặt với khó khăn
- Bác sĩ nhiễm Covid
- Bốn bệnh nhân Covid
- Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- Lịch trình di chuyển của 8 ca Covid
评论专区