【kèo chấp nửa một là sao】Hiệu quả từ dự án “Tình chị em” tại xã Tân Bằng
时间:2025-01-25 10:08:31 出处:Cúp C1阅读(143)
Qua 3 năm thực hiện Dự án “Hoàn thiện và nhân rộng toàn quốc mô hình Nhượng quyền xã hội dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình (CSSK/KHHGÐ) tại các cơ sở y tế Nhà nước” (dự án “Tình chị em”) đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích thiết thực cho cả khách hàng và người thầy thuốc tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình nói riêng và 30 xã thuộc dự án nói chung. Qua đó góp phần cải thiện và nâng cao sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49.
Qua 3 năm thực hiện Dự án “Hoàn thiện và nhân rộng toàn quốc mô hình Nhượng quyền xã hội dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình (CSSK/KHHGÐ) tại các cơ sở y tế Nhà nước” (dự án “Tình chị em”) đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích thiết thực cho cả khách hàng và người thầy thuốc tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình nói riêng và 30 xã thuộc dự án nói chung. Qua đó góp phần cải thiện và nâng cao sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49.
Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Cẩm Ly, nhân viên phụ trách Phòng khám “Tình chị em” xã Tân Bằng, chia sẻ: “Ðến thời điểm này, Dự án “Tình chị em” đã thu hút một lượng khách hàng đến trạm để sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ đáng kể. Tỷ lệ cung cấp các dịch vụ chất lượng cao tại trạm tăng khoảng 20% so với trước khi có dự án. Ðây thực sự là bước tiến lớn”.
Chị em phụ nữ được tư vấn tận tình, chu đáo tại trạm y tế xã. |
Có được những thành quả đó là do sự nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo, nhân viên trạm y tế, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của dự án, tổ chức triển khai kế hoạch có hệ thống và đồng bộ. Ngoài ra, kỹ năng truyền thông nhóm luôn có một vị thế, vai trò quan trọng đối với công tác y tế, đặc biệt là chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Làm công tác truyền thông nhóm là để thay đổi hành vi sức khoẻ có lợi ở một cụm dân cư đó. Ðồng thời, giải quyết được các thắc mắc về dân số, sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. Chính vì vậy, “Tình chị em” là nơi không chỉ có chị em phụ nữ mà cả người chồng và gia đình của họ được nhận sự sẻ chia, thông cảm và tư vấn nhiệt tình của nhân viên y tế, được chăm sóc trong một không gian kín đáo, thoải mái, sạch sẽ với phương châm “thấu hiểu, kín đáo, tận tâm trong chăm sóc sức khoẻ”.
Công tác truyền thông về mô hình Nhượng quyền xã hội “Tình chị em” còn được triển khai đến Nhân dân bằng nhiều hình thức qua các phóng sự, tư vấn trực tiếp trên sóng đài phát thanh - truyền hình, đài truyền thanh, tập san y tế, tư vấn cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và vị thành niên…
Ðồng thời, công tác truyền thông đạt được thành công là nhờ có sự phối hợp của các ngành, các cấp, nhân viên y tế, sự nhiệt tình không ngại khó của lực lượng đại sứ thương hiệu dự án “Tình chị em”. Quan trọng hơn là được sự giám sát hỗ trợ của đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tuyến trên, giảng viên nguồn tuyến tỉnh nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, trình độ chuyên môn và năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ.
Giám sát hỗ trợ là các giảng viên nguồn của dự án, mỗi quý đến giám sát một lần để hỗ trợ, cầm tay chỉ việc về những khó khăn mà trạm xã gặp phải, nhằm chỉ ra các mặt làm được, những mặt còn thiếu sót để trạm tự khắc phục, từ đó hoàn thiện tay nghề để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân ngày càng tốt hơn.
Bản chất của giám sát là hỗ trợ, đây là phương pháp chuyển giao công nghệ thông tin hiệu quả nhất và mang lại kiến thức có lợi cho nhân viên trạm y tế.
Sau khi triển khai thực hiện dự án “Tình chị em”, Trạm Y tế xã Tân Bằng đã thu hút sự chú ý của khách hàng đến trạm ngày càng đông hơn, bởi chất lượng dịch vụ cũng như thái độ phục vụ tại trạm ngày một tốt hơn. Một lần nữa cho thấy, sự có mặt của phòng khám, tư vấn “Tình chị em” đã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và người thầy thuốc.
Về phía khách hàng, mang lại cơ hội cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ thuận tiện, đầy đủ và có chất lượng.
Về phía thầy thuốc, nhân viên trạm y tế được nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn, tự tin giải quyết nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả cao nhất. Ðồng thời giúp người dân thoả mãn các nhu cầu về dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ thuận tiện, không tốn kém chi phí.
Trạm Y tế xã Tân Bằng là 1 trong 30 trạm y tế có phòng tư vấn “Tình chị em”, nơi mà chị em phụ nữ có thể trao gởi niềm tin về chăm sóc sức khoẻ một cách tốt nhất. Thiết nghĩ, từ những lợi ích thiết thực mà Dự án “Tình chị em” đem lại, mô hình Nhượng quyền xã hội này cần phát triển và nhân rộng để người dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, an toàn và thoải mái./.
Bài và ảnh: Nguyễn Minh Hồng
上一篇: UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
下一篇: Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
猜你喜欢
- Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- Luật Dược mới cho phép bán online thuốc kê đơn trong trường hợp nào?
- 4 quy tắc uống nước giúp sống thọ của cư dân vùng xanh
- Nỗi ám ảnh… teo tinh hoàn sau quai bị
- Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- Có các dấu hiệu này, bạn cần đề phòng ung thư buồng trứng
- Y tế Nhật Bản chứng nhận sữa mát tăng cân Kazu Gain Gold của Aiwado
- 4 ca tử vong do cúm A/H1pdm: Triệu chứng phải vào viện ngay
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE