当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【keo nhà cái.5】Hối hả đúc chậu kiểng

【keo nhà cái.5】Hối hả đúc chậu kiểng

2025-01-10 09:40:29 [La liga] 来源:88Point

Còn hơn một tháng nữa mới đến tết,ốihảđcchậukiểkeo nhà cái.5 nhưng thời điểm này những người thợ làm nghề đúc chậu kiểng đã hối hả làm việc hết công suất để đáp ứng nhu cầu cho thị trường tết.

Ông Võ Văn Hiệp gia công mỗi chậu khoảng 25.000 đồng.

Trong cơn mưa ngày cuối năm, có dịp về ấp Phú Hưng, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, mới cảm nhận hết được không khí chuẩn bị tết của mọi người nơi đây. Đâu chỉ những hộ trồng mai, mà các gia đình theo nghề đúc chậu kiểng ở đây cũng tất bật không kém. Đưa đôi bàn tay thoăn thoắt xoay quanh cái chậu đang định hình, ông Nguyễn Văn Hoàng, ở xã Đông Phú, cho biết: “Tui theo nghề đúc chậu này cũng được mấy năm rồi. Trước đây, tui chủ yếu sống bằng nghề làm thuê, làm mướn rồi thấy nghề đúc chậu kiểng này cũng hay, nên học rồi về xin qua đây làm cho gần nhà luôn. Chậu ở đây, tui đúc chủ yếu để chủ bán lại cho mấy nhà vườn trồng mai trong hợp tác xã nên cũng được lắm. Một ngày, tui đúc được 20 cái chậu, nhưng phải 2 ngày mới cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Nhờ công việc đúc chậu thuê này, gia đình tui cũng bớt khó khăn hơn. Mấy đứa nhỏ được ăn học đàng hoàng như bạn bè đồng trang lứa, cũng mừng lắm”. Tuy nghề đúc chậu làm liên tục trong năm, nhưng tết là mùa sôi nổi nhất. Làm nghề này, tiền công được tính dựa trên sản phẩm, mỗi cái chậu thành phẩm là 15.000 đồng.

Chậu kiểng, được đúc với các nguyên vật liệu chính là cát, xi măng... Nói là vậy, chứ để ra một sản phẩm hoàn thiện, cũng lắm công phu. Để đúc chậu đầu tiên, người thợ phải ốp cát thành bầu định hình sẵn kích thước chậu. Sau đó, trộn cát, xi măng với tỷ lệ nước vừa phải để đổ lên bầu cát đến khi hồ ráo mặt tiếp tục trộn hồ dầu đổ, quay theo hình chậu. Như vậy, cơ bản hoàn thành một cái chậu kiểng. Nhưng phải sang ngày hôm sau, chậu mới lấy ra khỏi bầu cát được. Cuối cùng, sẽ cắt miệng, mài cho mịn và sơn màu lên để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đối với việc pha màu khi tráng, người thợ rất tỉ mỉ để làm sao cho màu sắc của chậu không bị phai, bền đẹp và nước sơn không bị tróc. Thường chậu kiểng được bán với giá dựa vào đường kính, chậu nhỏ nhất sẽ có giá bán từ 30.000 đồng, chậu lớn với giá vài triệu.

Cũng tận dụng thời gian rảnh rỗi để gia công thêm chậu kiểng cho các chủ vườn xung quanh lên gốc mai bán tết, ông Võ Văn Hiệp, ở ấp Phú Hưng, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, nói: “Thường khoảng tháng này, mấy cơ sở làm chậu ở đây nhộn nhịp hơn hẳn. Ngày thường ít ai mua chậu kiểng lắm, người ta chỉ tập trung trồng hoa lúc tết để bán, trang trí nhà cửa thôi. Do ở nhà, tui cũng trồng được ít mai để bán tết nên mấy năm nay, cũng học thêm nghề đúc chậu để tự làm cho gia đình luôn. Bà con quanh đây có nhu cầu đặt tui cũng nhận gia công để kiếm thêm chút đỉnh. Thường đa phần, tui chỉ làm chậu nhỏ và vừa thôi, còn mấy cái chậu kích thước lớn chỉ khi có khách dặn mới làm”. Nếu có khách đặt gia công chậu, ông Hiệp chỉ ra công để làm, còn các nguyên vật liệu như cát, xi măng sẽ được khách hàng đưa tận nhà cho ông. Mỗi chậu gia công có giá 25.000 đồng. Trung bình mỗi ngày, ông Hiệp làm được từ 20-25 cái chậu. Thu nhập rất khá ở nông thôn.

Nghề đúc chậu kiểng, nhìn có vẻ giống như nghề xây dựng, cũng đòi hỏi sự tinh tế và sáng tạo hơn. Một người thợ muốn cho ra được sản phẩm hoàn hảo phải có tính kiên nhẫn và lòng đam mê với nghề. Ánh mắt chăm chú nhìn vào từng họa tiết, hoa văn để phối màu cho chiếc chậu vừa đúc xong, ông Nguyễn Hoàng Em, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Trước đây, tui chủ yếu đúc tượng Phật để bán thôi, nhưng mấy năm nay thấy mấy dịp tết có nhiều người cũng hay hỏi mua thêm chậu kiểng, nên cũng học để làm thêm bán. Nghề đúc chậu này, nhìn vậy chứ cũng phải đam mê lắm mới làm được. Để làm ra một cái chậu đều đặn đã khó, rồi còn phải nghĩ thêm hình ảnh, họa tiết hoa văn để trang trí thêm cho cái chậu bắt mắt lại càng khó hơn. Bây giờ, người ta ít chọn chậu có họa tiết cầu kỳ lắm, chậu càng đơn giản lại càng dễ bán”.

Dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối năm, các khóm hoa xanh, đỏ, tím, vàng… sẽ được tôn thêm sự rực rỡ nhờ những chiếc chậu kiểng được tạo nên từ bàn tay khéo léo của người đúc chậu. Cái nghề nhìn tưởng đơn giản, nhưng đã giúp cho cả nhà vườn và những người theo nghề đúc chậu có cuộc sống khá được…

Bài, ảnh: AN NHIÊN

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读