Trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên cuối tuần qua,áisinhtronghợpđồngtươnglaităngvượttrộichỉsốket qua bong da chi tiet ngoại trừ hợp đồng dài hạn F2012, thì 3 hợp đồng tương lai khác đều tăng điểm rất tích cực, mức tăng mạnh hơn cả chỉ số cơ sở. Áp lực từ bên Short tác động tới diễn biến cuối phiên của F2005, tuy nhiên hợp đồng này vẫn ghi nhận mức tăng 14 điểm, vượt trội so với diễn biến của chỉ số cơ sở, qua đó thu hẹp chênh lệch âm về -18,48 điểm. Hợp đồng F2006 và F2009 cũng lần lượt tăng 17,8 điểm và 14,0 điểm. Hợp đồng F2012 đi ngược lại với xu hướng chung khi kết phiên giảm 15,4 điểm.
Thanh khoản thị trường phái sinh cải thiện nhẹ. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 178.475 hợp đồng, tăng nhẹ 4,5% so với phiên kế trước. Giá trị giao dịch vì thế cũng nhích tăng nhẹ, đạt 12.883 tỷ đồng. Khối lượng mở tăng mạnh trở lại sau phiên đáo hạn của hợp đồng tháng 4, đạt 23.824 hợp đồng.
Trên thị trường chứng khoán cơ sở, VN-Index bật tăng từ đầu phiên, chỉ số chỉ thu hẹp một phần biên độ trong phiên sáng khi áp lực chốt lời quay trở lại, tuy nhiên điều này không gây ra trở ngại lớn cho diễn biến chung, bởi lực cầu nhanh chóng quay trở lại, đặc biệt tham gia tích cực trong phiên chiều. Chỉ số đại diện sàn HOSE đóng cửa tăng thêm 1,14%, lên ngưỡng 789,6 điểm.
Độ rộng thị trường tập trung vào nhóm tăng điểm, cụ thể trên HOSE ghi nhận 281 cổ phiếu tăng điểm so với 87 mã giảm giá. SAB nâng đỡ tốt nhất cho chiều đi lên của VN-Index khi cổ phiếu hàng đầu ngành bia đóng cửa tăng thêm 4,9%. Xếp tiếp trong top đóng góp là các cổ phiếu VHM, MWG, HVN….
Các lĩnh vực được đánh giá chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 đều chứng kiến sự đồng thuận tăng điểm của các cổ phiếu thành phần. Với nhóm hàng không, HVN và VJC tăng lần lượt 6,2% và 1,2% trong khi các đại diện của nhóm dịch vụ hàng không cũng có một phiên khởi sắc khi ACV, NCT, NCS, AST, đều tăng tốt. Với ngành bán lẻ, MWG đóng cửa tại mức cao nhất trong ngày, thêm 6,6%; còn PNJ, DGW tăng lần lượt 1,2% và 3,5%.
Thanh khoản thị trường cải thiện mạnh thể hiện sự giải tỏa trong tâm lý nhà đầu tư. Khối lượng giao dịch trên HOSE tăng thêm 22,9%, trong đó khối lượng qua kênh khớp lệnh tăng 23%. Giá trị giao dịch tăng thêm 33,5% đạt mức, cao nhất kể từ giữa tháng 3/2020. Khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng trên HOSE với quy mô 392 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 có thêm phiên tăng 8,41 điểm lên mức 734,98 điểm. Khối lượng giao dịch nhóm VN30 ở mức hơn 100 triệu đơn vị, tăng trở lại so với phiên trước hơn 27 triệu đơn vị, đồng thời chỉ tăng nhẹ so với khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên tới hơn 8 triệu đơn vị.
SSI Research dự báo, chỉ số VN30 khả năng vẫn giữ được đà tăng trong phiên đầu tuần, tuy vậy áp lực bán chốt lời có thể tăng mạnh ở vùng giá cao trong những phiên tiếp theo./.
D.T