OPH là sáng kiến mới của Chính phủ Việt Nam trong chiến lược phòng chống nguy cơ bệnh lây truyền từ động vật sang người. Ngày 1/3/2016,òngchốngdịchbệnhtừđộngvậtsangngườlich thi cup c2 OPH chính thức ra mắt tại Hà Nội cùng với lễ ký kết giữa 27 đối tác trong nước và các tổ chức quốc tế như Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế và các bộ, ngành khác.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Pratihba Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên Hiệp quốc cho biết: “Mục tiêu của OPH là tăng cường năng lực giải quyết các mối đe dọa từ bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ động vật phát sinh trong mối tương tác con người - động vật - môi trường".
Cũng theo bà Pratihba Mehta, ước tính có khoảng 60% các bệnh mới xuất hiện trên người có nguồn gốc từ động vật. Trong số đó, hơn 70% dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật hoang dã như HIV, Ebola, SARS….
Một sức khỏe nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe hệ sinh thái. Phương pháp này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ban, ngành trên tất cả các cấp, nhằm xác định ra các nguy cơ đe dọa đến y tế công cộng, từ đó triển khai các biện pháp phối hợp phòng ngừa và kiểm soát thống nhất.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cũng nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á, vốn được biết đến là một trong 5 "điểm nóng" dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi trên người và động vật. Từ đầu thiên niên kỷ mới, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe con người và kinh tế do dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó có dịch SARS và dịch cúm gia cầm. Những tổn thất về mặt nông nghiệp do dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm gây ra được ước tính lên đến hơn 1 tỷ USD.
Vì vậy, Thứ trưởng Vũ Văn Tám bày tỏ tin tưởng: “Sự ra đời của OPH sẽ góp phần tích cực vào công tác xây dựng và triển khai kế hoạch Một sức khỏe trong 5 năm tiếp theo, đồng thời củng cố các mối quan hệ sẵn có, xây dựng nhiều hoạt động mới và tăng cường sự học hỏi cũng như trao đổi kinh nghiệm giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế"./.
Phúc Nguyên