【kết quả trận lazio hôm nay】CPI vẫn trong vòng kiểm soát
Trong 2 ngày, 27 và 28-8, tại Hà Nội, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 dưới sự điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong 8 tháng đầu năm, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực, đúng hướng, đạt kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, cả về kinh tế-xã hội, an ninh, đối ngoại, tạo cơ sở cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra cho năm 2013.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8-2013 tăng 0,83%, 8 tháng tăng 3,53%. Lãi suất được điều hành theo hướng giảm dần, phù hợp với tình hình lạm phát. So với đầu năm, mặt bằng lãi suất huy động giảm 2-3,5% và lãi suất cho vay giảm 3-4%/năm. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng ước đạt 84,8 tỷ đô-la Mỹ, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 85,4 tỷ đô-la Mỹ, tăng 14,9%. Nhập siêu 576 triệu đô-la Mỹ, bằng 0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vốn FDI và ODA tăng mạnh. Vốn FDI đăng ký trong 8 tháng ước đạt 12,63 tỷ đô-la Mỹ, tăng 19,5%, giải ngân ước đạt 7,56 tỷ đô-la Mỹ, tăng 3,8%. Vốn ODA được ký kết đạt gần 4,6 tỷ đô-la Mỹ, tăng hơn 29%, giải ngân đạt 2,74 tỷ đô-la Mỹ, tăng 8,68% so với cùng kỳ.
Mua sắm tại Siêu thị BigC Hải Dương. |
Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, những tháng cuối năm, Chính phủ kiên định mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu, giải pháp đã được đề ra từ đầu năm, trong đó ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
Riêng về mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 8, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói rõ: 0,83% là mức tăng CPI cao nhất kể từ đầu năm. Mức tăng này chủ yếu là do tác động bởi giá thuốc và dịch vụ y tế (tăng 4,11%, chủ yếu do Hà Nội điều chỉnh giá dịch vụ y tế), nhóm giao thông tăng 1,11%... So với tháng 12-2012, CPI tháng 8 tăng 3,53%, cao hơn cùng kỳ năm 2012 (2,86%). So với cùng kỳ năm trước, CPI cũng tăng ở mức khá cao với 7,5%. “Những tháng cuối năm vẫn còn có những yếu tố tác động đến mặt bằng giá trong nước, do đó, để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát như đã đề ra, cần phải tăng cường các biện pháp quản lý phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô, tăng cường quản lý thị trường giá cả”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá.
Đánh giá về CPI và việc điều hành giá, Chính phủ khẳng định sẽ kiên quyết thực hiện cơ chế giá thị trường theo lộ trình đối với các mặt hàng Nhà nước định giá như điện, nước, dịch vụ công về giáo dục, y tế; kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng của năm 2013 ở mức khoảng 7%.
Trong buổi họp báo được tổ chức ngay sau khi Phiên họp thường kỳ tháng 8 của Chính phủ kết thúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: CPI tháng 8 tăng đột biến là do ảnh hưởng bởi cả 2 yếu tố, giá cả và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, đây là mức tăng chủ động và việc tăng CPI vẫn trong vòng kiểm soát.
Đánh giá về tác động của việc tăng giá điện tới chỉ số CPI, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói, mức tăng giá điện hồi đầu tháng này có thể làm tăng CPI trực tiếp khoảng 0,12%. Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng định, Bộ Công Thương đã tuân thủ tất cả những nguyên tắc, phân tích kỹ lưỡng trước khi tăng giá điện để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, bảo đảm đời sống của người dân.
Nói về việc tăng giá điện và phản ứng của dư luận vừa qua, Bộ trưởng Vũ Đức Đam chuyển lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng: Bộ Công Thương thừa nhận, việc tuyên truyền, giải thích trong đợt tăng giá điện vừa qua chưa được làm tốt, Bộ Công Thương sẽ rút kinh nghiệm nghiêm túc để làm tốt hơn trong thời gian tới. Tại Phiên họp thường kỳ tháng 8, Chính phủ cũng đề cập tới vấn đề này và quán triệt: Tăng giá điện phải theo lộ trình và bảo đảm chính sách cho người nghèo và đối tượng chính sách. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu chính sách để nhân dân sử dụng trang thiết bị, cụ thể là bóng điện tiết kiệm điện và hỗ trợ người nghèo mua bóng điện tiết kiệm điện. “Tôi xin nói rằng, từ trước tới nay tất cả các hộ dân nghèo tiêu thụ dưới 50 số điện, Chính phủ bao cấp hoàn toàn, bao cấp ở đây là cho tiền mặt, ai không dùng hết thì giữ lại số tiền mặt. Dù có điều chỉnh thế nào, người nghèo vẫn được hỗ trợ”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
(Theo QĐND)
相关推荐
- Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- Viettel lỗ gần 2.600 tỷ tại châu Phi
- Bán rẻ 'đất vàng', loạt cựu lãnh đạo Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn hầu tòa
- Mâu thuẫn từ chuyện 'bóc phốt' trên mạng, thanh niên đâm chết người
- Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- Pháp luật quy định thế nào về trường hợp cắt điện, nước của dân?
- 117 bộ phim tham dự Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
- Giọt nước mắt day dứt của kẻ giết vợ