【nhận định trận fiorentina】Giá một số hàng hóa thiết yếu tăng gây áp lực trong điều hành

Giá một số hàng hóa thiết yếu tăng gây áp lực trong điều hành

Lo ngại giá cả tăng trở lại

Theo đánh giá của Cục Quản lý giá, thời gian qua Bộ Tài chính, nhìn chung các địa phương cơ bản đã rất linh hoạt, chủ động trong tổ chức triển khai các giải pháp bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo tình trạng khan hiếm hàng hóa không xảy ra.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng chú trọng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Đồng thời, triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm tra về kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Đây là các yếu tố góp phần kiềm chế lạm phát những tháng đầu năm.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, dự báo giá một số hàng hóa thiết yếu có thể tăng trở lại do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Ví như giá xăng dầu, trong 6 tháng đầu năm 2023 thị trường thế giới có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao do vẫn chịu tác động bởi cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine.

Giá LPG trên thế giới 6 tháng đầu năm có biến động tăng giảm giá đan xen liên tục và giá bắt đầu xu hướng giảm từ nửa cuối tháng 3 đến tháng 4 và tăng nhẹ trong tháng 5/2023 và giảm trong tháng 6/2023. Giá bán trong nước cũng biến động theo giá thế giới và hiện nay giá bán lẻ LPG của các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá tại Bộ Tài chính từ 1/6/2023 giảm phổ biến từ 445.000 đồng/bình 12kg.

Giá vật liệu xây dựng, các mặt hàng nguyên vật liệu thị trường trong nước có sự trái chiều về diễn biến giá, như các mặt hàng như thép, xi măng, đá xây dựng giá ổn định hoặc giảm, trong khi giá cát xây dựng đang tăng cao do khan hiếm nguồn cung và giá cát các tỉnh phía Nam có xu hướng tăng mạnh hơn, do yếu tố nguồn khai thác và nhu cầu sử dụng tại các tỉnh phía Nam lớn hơn so với khu vực miền Bắc và miền Trung.

6 tháng đầu năm 2023, giá thóc gạo tại miền Bắc có xu hướng ổn định, giá thóc gạo miền Nam có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022. Trong tháng 6/2023, giá thóc gạo tại miền Bắc tương đối ổn định, nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu, giá thóc khoảng 7.500 - 9.000 đồng/kg, giá gạo tẻ thường/gạo 5% tấm khoảng 11.000 - 16.000 đồng/kg; tại miền Nam, giá thóc khoảng 6.250 - 8.250 đồng/kg, giá gạo tẻ thường/gạo 5% tấm khoảng 11.100 - 11.350 đồng/kg.

Giá thực phẩm tươi sống thời gian qua tương đối ổn định. Giá thịt lợn hơi diễn biến tăng/giảm trái chiều. Giá tại miền Nam trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg, nhưng tại miền Bắc trong khoảng 63.000 - 65.000 đồng/ kg, là mức cao nhất từ đầu năm đến nay. Giá rau xanh ổn định trước thời điểm cơn bão số 1. Hoàn lưu bão gây mưa tại một số tỉnh miền Bắc, dự báo giá rau xanh sẽ tăng nhẹ trong thời điểm sắp tới.

Nhà nước phải quản chặt giá hàng hóa thiết yếu

Giá một số hàng hóa thiết yếu tăng gây áp lực trong điều hành

Nhà nước phải quản chặt giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Riêng đối với các mặt hàng chiến lược như xăng, dầu, cần chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá, tăng cường công tác phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành. Ông Ngô Trí Long Chuyên gia kinh tế

Những áp lực tăng giá trở lại trong thời điểm từ nay tới cuối năm, là bài toán đặt ra với cơ quan quản lý. Cùng với đó, việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo lộ trình cũng tạo ra áp lực đối với mặt bằng giá cả và mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm nay.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá 6 tháng còn lại của năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương triển hai thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành, bình ổn giá, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.

Trong điều hành, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2023 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Theo Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục bám sát các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá. Đồng thời, bám sát diễn biến tình hình giá cả trên thị trường, đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2023 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nhà nước phải quản chặt giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Riêng đối với các mặt hàng chiến lược như xăng, dầu, cần chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá, tăng cường công tác phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành.

Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối và điều hành cung cầu, góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá bất hợp lý.

Theo dõi chặt kê khai giá một số mặt hàng

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, trong nhóm các giải pháp điều hành lạm phát của Chính phủ, một yếu tố quan trọng đó là tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh. Bởi vì chỉ có tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, từ đó mới tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật Giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp.

Về phía cơ quan quản lý là Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, đơn vị này cho biết, đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá tiếp tục điều hành thận trọng, phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ. Đánh giá kỹ bối cảnh, tác động, mức độ và liều lượng điều chỉnh để có phương án điều hành phù hợp khi điều kiện cho phép. Cục Quản lý giá tiếp tục theo dõi, rà soát chặt chẽ việc kê khai giá, thông báo giá một số mặt hàng như: sách giáo khoa, khí hóa lỏng, đường, phân bón, dịch vụ cảng biển, thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc vắc xin dùng cho gia súc gia cầm... theo quy định của pháp luật.

Các bộ, ngành, địa phương cũng phải vào cuộc. Như UBND tỉnh, thành phố cần thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá. Đồng thời, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật Giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường.

Thường đưa ra những nhận định khá sát với diễn biến lạm phát hàng năm, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính cho rằng, trong vòng 1 năm qua, CPI chỉ tăng trung bình 0,17%/tháng. Với giả định tốc độ này tiếp tục được duy trì trong 6 tháng cuối năm, lạm phát so với cùng kỳ vào tháng 12/2023 được dự báo sẽ ở mức 1,7% và lạm phát trung bình cả năm 2023 sẽ ở mức 2,5%, khó vượt qua 3% nên mục tiêu kiểm soát lạm phát là hoàn toàn đạt được.

Theo vị chuyên gia này, với bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế hiện nay không mấy khả quan, cùng với sự thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định chính sách tiền tệ thời gian qua, lạm phát trong năm 2023 nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm và mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% năm nay chắc chắn sẽ được hoàn thành.

Cúp C2
上一篇:Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
下一篇:Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án