当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【top 10 cách soi cầu lô】Bộ Công Thương kiến nghị loạt giải pháp gỡ khó xuất khẩu nông sản 正文

【top 10 cách soi cầu lô】Bộ Công Thương kiến nghị loạt giải pháp gỡ khó xuất khẩu nông sản

2025-01-12 08:55:35 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:802次
bo cong thuong kien nghi loat giai phap go kho xuat khau nong sanXuất khẩu 2019: Khó khăn chất chồng,ộCôngThươngkiếnnghịloạtgiảiphápgỡkhóxuấtkhẩunôngsảtop 10 cách soi cầu lô đích đến chơi vơi
bo cong thuong kien nghi loat giai phap go kho xuat khau nong sanSai lầm chất chồng khiến nông, thuỷ sản đi Trung Quốc nhận “quả đắng”
bo cong thuong kien nghi loat giai phap go kho xuat khau nong san
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ ngày càng phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe hơn. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Vận động Trung Quốc tạo thuận lợi

Bộ Công Thương nêu rõ: Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm khoảng 27% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã chậm lại đáng kể trong thời gian qua.

Sau khi giảm 5,5% trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản 8 tháng đầu năm nay sang thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm hơn 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm điển hình là: Rau quả giảm hơn 13%; gạo giảm hơn 67%; cà phê giảm hơn 13% và sắn giảm 3,5%.

Sự sụt giảm kể trên được nhận định xuất phát từ sụt giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc do tình hình kinh tế những tháng đầu năm của nước này không khởi sắc.

Bên cạnh đó là tác động của chính sách mới và việc thực thi chính sách từ năm 2018 của các cơ quan quản lý phía Trung Quốc đối với nông, thủy sản nhập khẩu như: Cơ cấu lại bộ máy quản lý, tăng cường kiểm nghiệm, kiểm dịch, an toàn thực phẩm nhập khẩu; chính sách thương mại biên giới được siết chặt theo hướng ngày càng đi vào chính quy...

"Mặc dù chất lượng hàng nông, thủy sản Việt Nam đã được cải thiện, song trước hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng, để phát triển xuất khẩu bền vững cần tổ chức lại sản xuất để đảm bảo nguồn hàng chất lượng, giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công tác bảo quản sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch... ", Bộ Công Thương đánh giá.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Để chiếm lĩnh thị trường này, cần quy hoạch và định hướng lại sản xuất để tạo ra chuỗi giá trị thông suốt. Ngành chức năng và các địa phương cần hướng dẫn đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn mới của thị trường Trung Quốc; đồng thời đẩy mạnh đàm phán, mở rộng thị trường, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

Thời gian tới, nhằm giải quyết khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tập trung triển khai mốt số nhiệm vụ.

Cụ thể là đưa các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại song phương nói chung và thương mại song phương về nông, thủy sản nói riêng trao đổi, vận động phía Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hoặc dành thời gian "quá độ" cho các chính sách mới, tháo gỡ rào cản cho nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại các cơ chế hợp tác song phương từ cấp cao, cấp bộ, ngành, cơ quan chức năng (Tổng cục Hải quan, Bộ Thương mại và Ủy ban phát triển cải cách quốc gia...) và cấp địa phương phía Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với các cơ quan chức năng (Tổng cục Hải quan) cũng như chính quyền các địa phương phía Trung Quốc (đặc biệt là Quảng Tây, Vân Nam) mở thêm các cửa khẩu chỉ định nhập khẩu trái cây, thủy sản, lương thực... tại khu vực biên giới, tăng thời gian làm thủ tục thông quan vào dịp cao điểm.

Hàng loạt kiến nghị

Bên cạnh phần việc của mình, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục triển khai một số giải pháp nhằm khai thác cơ hội, khắc phục khó khăn.

Cụ thể, với Bộ NN&PTNT là rà soát, lựa chọn các mặt hàng nông, thủy sản cần ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở cửa thị trường với phía Trung Quốc theo thứ tự trước sau cụ thể trên cơ sở thị trường Trung Quốc có nhu cầu và Việt Nam có năng lực sản xuất đáp ứng được quy mô về cả số lượng và chất lượng, từ đó đôn đốc phía bạn đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường.

Cùng với đó, triển khai hiệu quả các văn bản hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiêm, kiểm dịch đã ký kết giữa hai bên, thiết lập cơ chế trao đổi thường xuyên để nắm bắt kịp thời những thay đổi của phía bạn; tập trung đàm phán giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản...

Bộ Ngoại giao được kiến nghị đàm phán, thống nhất với phía Trung Quốc kế hoạch nâng cấp các cặp cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở đủ điều kiện thành các cửa khẩu quốc gia, quốc tế.. tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi buôn bán nông, thủy sản biên giới cũng như công tác quản lý và phòng chống các mặt trái của hoạt động này.

Với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương kiến nghị chủ động nắm bắt thông tin, thị hiếu và nhu cầu thị trường, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng của Trung Quốc và các khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước; thay đổi cơ bản tư duy tiếp cận thị trường, phương thức giao dịch, tổ chức sản xuất, xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh lâu dài, bài bản với doanh nghiệp Trung Quốc; chú trọng xây dựng mạng lưới phân phối phù hợp với thị trường; tăng cường công tác phát triển thương hiệu, mẫu mã và bao bì, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ thương mại, hiểu biết về ngôn ngữ nhằm đáp ứng đúng yêu cầu thị hiếu của thị trường...

作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜