您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【soi keo truc tuyên】Kiểm soát quyền lực: Nếu lỗi do con người thì không nên sửa cơ chế

Cúp C1337人已围观

简介Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nói về đị ...

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội,ểmsoátquyềnlựcNếulỗidoconngườithìkhôngnênsửacơchếsoi keo truc tuyên đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nói về định hướng bảo đảm sự phối hợp, kiểm soát quyền lực chặt chẽ trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe khi sửa Luật Giao thông đường bộ.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường


Thưa đại biểu, tại Nghị quyết số 13/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2022, Chính phủ thống nhất đổi tên Dự ánLuật Giao thông đường bộ (sửa đổi) thành Dự án Luật Đường bộ và Dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ thành Dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong phiên họp cuối năm 2020, đa số đại biểu Quốc hội khóa XIV không đồng ý với việc tách luật này, vậy thời điểm hiện tại, ông nghĩ sao về việc tiếp tục sửa Luật Giao thông đường bộ?

Sửa Luật Giao thông đường bộ là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và có như vậy, thì Quốc hội khóa XIV mới quyết định đặt lên bàn nghị sự từ năm 2020. Tuy nhiên, khi đó, đa số đại biểu đã không đồng ý tách thành hai luật, cũng như không tán thành chuyển chức năng quản lý, đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông - Vận tải sang Bộ Công an.

Lý do không tán thành được nhiều đại biểu phân tích rất kỹ, trong đó, quan trọng nhất là không đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật. Vì vậy, để tiếp tục trình Quốc hội, trước hết, cần giải trình thật thuyết phục những băn khoăn của của đại biểu khóa trước đã. Nếu những lý do khiến đại biểu chưa đồng ý đều có hướng giải quyết, thì mới nên tiếp tục trình ra Quốc hội.

Vấn đề từng rất nóng nghị trường là việc chuyển chức năng quản lý, đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông - Vận tải sang Bộ Công an. Theo kết quả lấy ý kiến, có đến 321 đại biểu không đồng ý, trong khi số tán thành chỉ có 86 người. Tại Nghị quyết 13/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu “nghiên cứu cơ chế phối hợp theo hướng để Bộ Công an tham gia giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, bảo đảm có sự phối hợp, kiểm soát quyền lực chặt chẽ, như vậy sẽ dễ thuyết phục hơn”. Vậy “kiểm soát quyền lực chặt chẽ” ở đây được hiểu thế nào cho đúng, thưa ông?

Hiện nay, mọi công việc tại cơ quan nhà nước đều có kiểm soát quyền lực, ở góc độ này hay góc độ khác. Nếu ở một bộ, ngành nào đó có hành vi vi phạm pháp luật, thì đều có các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, như có sự thanh tra, kiểm tra của cấp trên với cấp dưới, có kiểm soát nội bộ, có hoạt động của thanh tra chuyên ngành, có giám sát của cơ quan dân cử. Và nếu có hành vi phạm tội, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc, nên không có lĩnh vực nào là khép kín, là không có việc kiểm soát quyền lực.

Với lĩnh vực giao thông đường bộ, nếu cảnh sát giao thông phát hiện giấy phép lái xe là giả, thì hoàn toàn có quyền xử lý theo thẩm quyền; trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành cải cách thủ tục hành chính, nghị quyết của Đảng nói rất rõ là, một việc chỉ nên giao cho một cơ quan thực hiện, bởi giao cho nhiều cơ quan sẽ dẫn đến chồng chéo. Vậy nên, kiểm soát quyền lực là rất cần thiết, nhưng phải tiến hành thận trọng và hiệu quả.

Với việc chuyển thẩm quyền đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cần đánh giá trên mặt bằng chung là vi phạm trong khâu này có phải là phổ biến nhất trong các loại cấp giấy phép hay không, hạn chế ở đây có nghiêm trọng không.

Theo đó, nếu vi phạm trong khâu này quá phổ biến do việc giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là không phù hợp, thì mới phải thay đổi chức năng, nhiệm vụ của bộ máy. Nếu nguyên nhân là do cơ chế thì mới sửa cơ chế, còn nếu là do con người cụ thể thì không nên sửa cơ chế, mà phải thay thế con người đó. Vì thế, quan trọng nhất phải nhìn nhận rõ xem hạn chế, bất cập của khâu đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (nếu có) đang nằm ở đâu và có phải do cơ chế không.

Hiện nay, nếu nói về hạn chế hoặc tiêu cực trong cấp phép, thì chắc không chỉ riêng một lĩnh vực cụ thể nào mới có. Nếu quản lý không tốt, thì việc cấp phép ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể xảy ra tiêu cực. Vì thế, nếu phát hiện ở nơi nào làm không tốt thì phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Nếu cơ quan A làm không được thì trước hết phải cải cách bộ máy ở cơ quan A, chứ không phải chuyển việc đó sang cơ quan B.

Với việc tách luật thì sao, thưa ông?

Giao thông có rất nhiều loại hình khác nhau, như đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy..., đều có các luật tương ứng để điều chỉnh và mọi vấn đề của một loại hình giao thông đều chỉ tập trung vào một đạo luật. Vậy tại sao lại chỉ chia tách mỗi lĩnh vực giao thông đường bộ?

Thảo luận ở Quốc hội khóa trước, nhiều đại biểu cũng đã nhấn mạnh rằng, những vấn đề về quản lý liên quan đến mỗi loại hình giao thông là một thể thống nhất và được điều chỉnh chung trong một đạo luật thì sẽ đảm bảo đồng bộ, không làm cho luật bị chia cắt, vì xây dựng kết cấu hạ tầng và đảm bảo trật tự an toàn giao thông có sự liên quan mật thiết với nhau, nên không đặt vấn đề chia tách.

Chính phủ có giải thích rằng, giao thông đường bộ là lĩnh vực rất đặc thù, nên phải chia tách, nhưng cách giải thích đó cũng cần được cân nhắc, xem xét thêm. Những bất cập hiện nay ở lĩnh vực giao thông đường bộ có phải do nguyên nhân không tách luật hay không, hay là khi sửa luật, cần bổ sung trách nhiệm của các cơ quan liên quan thì sẽ khắc phục được.

Hơn nữa, nếu tách Luật Giao thông đường bộ, thì các loại hình giao thông khác có đặt vấn đề cần có hai luật hay không, đó là vấn đề rất lớn.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác cho thấy việc tách luật chưa thực sự thuyết phục, trong đó có cả việc chuyển thẩm quyền đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe như đã nói trên. Song, vấn đề lớn nhất vẫn là tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Nếu chưa làm rõ được vấn đề cơ bản này,  việc tách luật cần hết sức thận trọng.

Tags:

相关文章