当前位置:首页 > Cúp C1 > 【cách đánh phỏm】Loạt doanh nghiệp chi tiền ‘chạy' dự án, nhận bài học cay đắng 正文

【cách đánh phỏm】Loạt doanh nghiệp chi tiền ‘chạy' dự án, nhận bài học cay đắng

来源:88Point   作者:Thể thao   时间:2025-01-25 18:36:14

Đầu năm 2017,ạtdoanhnghiệpchitiềnchạydựánnhậnbàihọccayđắcách đánh phỏm Nguyễn Đình Quân (SN 1981, ở Vĩnh Phúc) quen biết Vũ Văn Thắng (SN 1982, ở Hải Phòng). Quá trình tiếp xúc, Quân tự giới thiệu bản thân đang làm việc ở Tổng cục 5, Bộ Công an, có quan hệ rộng, có khả năng lo được việc chỉ định các gói thầu cho doanh nghiệp thi công. 

Quân “nổ” rằng đang có 4 gói thầu gồm: Gói dự án đường cao tốc ASIAN Lào; Gói dự án khu Công nghiệp AMATA Quảng Ninh, Gói cung cấp trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cho Công an Hà Nội và Gói lắp đặt nội thất Bệnh viện Bạch Mai 2 ở Phủ Lý, Hà Nam.

Nghe Quân nói, Thắng nảy sinh ý định làm trung gian để hưởng tiền môi giới giữa Quân với các doanh nghiệp muốn được chỉ định trúng thầu. 

Ảnh minh họa.

Đến giữa năm 2017, khi gặp chị T.T.A.N. (SN 1981, ở quận Thanh Xuân), Thắng tự giới thiệu đang làm tại Văn phòng Chính phủ, và đang quản lý khối kinh tế và phụ trách 4 dự án.

Thắng nói nếu doanh nghiệp muốn trúng thầu thì chuyển hồ sơ năng lực công ty để anh ta đi “quan hệ” xin giúp được trúng thầu thi công các gói thầu. 

Tin tưởng bị cáo, chị N. đã nói lại với một số người quen là tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp xây dựng ở Hà Nội, TP.HCM về việc Thắng có thể lo trúng thầu các dự án.  

Sau khi kiểm tra các dự án trên, có 3 doanh nghiệp đã đồng ý thông qua chị N. chuyển tiền và hồ sơ để đưa cho Thắng đánh giá năng lực công ty nhằm được chỉ định thầu các dự án. 

Cụ thể, tháng 3/2018, anh T.A.Đ. (tổng giám đốc một công ty xây dựng) đã chuyển hồ sơ năng lực của công ty cho Thắng để lo được trúng thầu dự án xây dựng đường cao tốc từ Paske đi cửa khẩu Bờ Y tại Lào và dự án san lấp ở Hạ Long. 

Khi Thắng đặt vấn đề, Quân nói chi phí để trúng thầu dự án ở Lào là 3 tỷ đồng và dự án ở Hạ Long là 20.000 USD. Để hưởng tiền chênh lệch môi giới, Thắng đã báo giá lại cho anh Đ. với chi phí là 5 tỷ đồng và 50.000 USD. 

Thông qua chị N, anh T.A.Đ. đã chuyển số tiền trên cho Thắng. Vào tháng 8/2018, khi các bên hẹn gặp nhau, Thắng lấy từ Quân 2 giấy chỉ định thầu rồi đưa cho nhóm anh Đ. Lúc này, Thắng yêu cầu anh Đ. phải đưa thêm 1 triệu USD để lo lót tiếp. Sau đó Thắng yêu cầu anh Đ. đưa thêm tiền để thúc đẩy nhanh tiến độ công việc. 

CQĐT xác định, từ tháng 5-11/2018, Quân và Thắng đã nhận của nhóm anh Đ. hơn 11,1 tỷ đồng. Trong đó, Quân chiếm đoạt hơn 6,5 tỷ đồng. 

Thắng và Quân còn chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp ở các dự án khác. Trong khi Thắng bỏ trốn, hồi đầu tháng 5, Quân phải nhận mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Loạt đại gia bị lừa tiền "chạy" dự án

Trong một diễn biến khác, vào giữa tháng 5/2023, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Dương Thanh Hải (nguyên giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Long Thành) 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tài liệu điều tra thể hiện, khoảng đầu năm 2015, ông Hải cho anh L.V.P. (Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại P.V) xem văn bản Thỏa thuận liên danh đề ngày 21/10/2014 giữa 5 công ty, trong đó có công ty của ông Hải thực hiện dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 31, TP Bắc Giang, theo hình thức hợp đồng BOT (Dự án BOT 31).

Bị cáo tại tòa. Ảnh: T.N

Ông Hải hứa sẽ cho công ty của anh P. thi công mặt đường của dự án, vì vậy anh P. đã ký hợp đồng nguyên tắc giao thầu số 29 ngày 29/1/2015 giữa Công ty P.V. và Công ty Long Thành và đặt cọc cho bị cáo 750 triệu đồng.

Nhưng sau đó, qua tìm hiểu thông tin, anh P. biết, tại thời điểm ký hợp đồng nguyên tắc, Công ty Long Thành không phải là nhà đầu tư thực hiện dự án BOT 31 nên đã tố giác hành vi chiếm đoạt tiền của ông Hải. 

Kết quả xác minh về dự án BOT31 cho thấy, ngày 25/1/2016, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trúng thầu là Công ty Khai thác Cảng và Công ty Đông Á (không có Công ty Long Thành), hình thức BOT. Thời hạn và tiến độ dự án thực hiện công trình khởi công năm 2016. Nhưng đến tháng 10/2016, dự án đã dừng triển khai thực hiện.

Một “siêu lừa” khác phải kể đến là Nguyễn Văn Tâm (SN 1968, ở Thanh Hóa). Người này đã mạo danh sĩ quan quân đội, công tác tại Bộ Tư Lệnh Biên phòng, có quan hệ “khủng”, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều đại gia để “chạy” dự án.

Trong số các nạn nhân của Tâm phải kể đến ông N.V.T. (SN 1963, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Tháng 1/2018, ông T. đưa cho Tâm 20.000 USD và 40 triệu đồng để xin cho Công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng H.L. do ông T. làm giám đốc được trúng thầu xây dựng công trình trạm y tế của các huyện vùng cao, thuộc Sở Y tế tỉnh Hà Giang.

Ông T. còn đưa 300 triệu đồng để Tâm lo cho công ty của ông được trúng thầu xây dựng công trình thủy lợi tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, theo xác minh của CQĐT, Sở Y tế Hà Giang và UBND huyện Hạ Hòa không hề nhận hồ sơ dự thầu của Công ty H.L.

Cáo buộc cho rằng, với chiêu thức tương tự, ông Tâm còn lừa tiền của nhiều chủ doanh nghiệp khác, chiếm đoạt hơn 3,8 tỷ đồng. Với hành vi phạm tội nêu trên, tháng 11/2021, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Tâm 16 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh