Thuỷ sản Việt rộng cửa vào RCEP nhờ quy tắc xuất xứ nới lỏng | |
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm lại,ẽmởrộngxuấtkhẩucátrasangMỹpumas unam – tigres doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu |
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Nam Việt. Ảnh: DN cung cấp |
Luỹ kế 4 tháng đầu năm, doanh thu của công ty đạt 1.644 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 323 tỷ đồng, đạt 45% mục tiêu cả năm. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 19% lên 32% sau 4 tháng kinh doanh.
Năm 2022, NAVICO đặt kế hoạch doanh thu 4.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng; tăng lần lượt 40% và 377% so với năm 2021.
Tỷ trọng doanh thu từ thị trường nội địa chiếm phần lớn, đạt 32,6%, lớn thứ 2 là thị trường Thái Lan, chiếm khoảng 16,4%. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc, chiếm 7,3%, thị trường Mexico chiếm 6,4% và thị trường Brazil khoảng 3,8%.
Cá tra đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của công ty trong tháng 4/2022, chiếm 78%, sau đó là dầu cá chiếm 10%; chả cá chiếm 8%, điện mặt trời chiếm 2% và loại hình khác chiếm 2%.
NAVICO cho biết, hàng năm, sản lượng cá tra phile đông lạnh của công ty đạt 140 nghìn tấn. Hiện công ty sản xuất, chế biến cá tra duy nhất tại Việt Nam có chuỗi cá tra khép kín với khả năng tự chủ 100% từ con giống, thức ăn nuôi cá và vùng nuôi cá tra rộng 700 ha.
Công ty dự tính, năm nay sẽ là năm cá tra Việt Nam được mùa, được giá. Sản phẩm cá minh thái của Nga bị cấm sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp ở Tây Âu và Mỹ. Tháng 8/2022, doanh nghiệp sẽ bắt đầu XK cá tra sang thị trường Mỹ.