Doanh nghiệp dệt may đa dạng hóa thị trường HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may |
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Canada. TheìsaoxuấtkhẩudệtmaysangCanadangàymộtkhólịch thi đấu bóng đá giải phápo số liệu từ Tổng Cục hải quan, 9 tháng năm 2024 Việt Nam xuất khẩu gần 900 triệu USD mặt hàng này vào thị trường nước sở tại.
Theo bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Canada, xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo trong đó có mặt hàng dệt may vào địa bàn sẽ ngày một khó.
Bên cạnh nguyên nhân từ thị trường suy giảm, thách thức nữa đến từ góc độ cạnh tranh. Hàng hóa của Việt Nam đã và đang mất dần các lợi thế thuế quan do Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương CPTPP mang lại bởi Canada đã và đang đẩy mạnh ký kết các hiệp định thương mại tự do với một loạt các đối tác Nam Mỹ và trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Canada-ASEAN…) Đây đều là những nước có cơ cấu mặt hàng khá tương đồng với Việt Nam.
Xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN) |
Bên cạnh đó, Canada cũng kêu gọi các doanh nghiệp hướng về khối kinh tế Nam Mỹ và hướng về các nước đồng minh (nearshoring/friendshoring) để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và đáng tin cậy. Xu hướng này đang tác động tiêu cực đến xuất khẩu một số lĩnh vực chế biến, chế tạo mà Việt Nam có thế mạnh, trong đó có dệt may. Trong năm 2023, qua theo dõi số liệu sở tại, Canada đặc biệt đẩy mạnh nhập khẩu từ Ecuador, Argentina, Chile và Mexico. Ngoại trừ Argentina, cả Ecuador, Chile và Mexico đều có hiệp định thương mại tự do song phương với Canada. Trong khối ASEAN, Canada cũng tăng cường nhập khẩu từ Philippines, Malaysia và Indonesia (dự kiến sẽ ký Hiệp định thương mại tự do với Canada vào cuối năm 2024).
Ngoài việc mất lợi thế về thuế quan, chi phí logistics nội địa tại Canada cao khiến giá xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh so với các nước láng giềng Nam Mỹ của Canada.
Việt Nam còn gặp bất lợi lớn khi không còn được hưởng ưu đãi Phổ cập thuế quan (GSP) tăng cường vào cuối năm 2024. Chương trình Ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường là một chương trình ưu đãi thuế mới được Canada lập ra trong kế hoạch ngân sách năm nay nhằm đưa ra những ưu đãi cho các nước mà theo Canada đạt được các tiêu chuẩn về nhân quyền, bình đẳng giới, điều kiện lao động và biến đổi khí hậu (hiện chưa rõ các điều kiện của Canada có tương tự như của EU hay không). Trong khi Chương trình ưu đãi phổ cập thuế quan thông thường sẽ không áp đặt thêm các tiêu chí về xã hội và môi trường.
Đây là bất lợi lớn cho ngành dệt may Việt Nam khi các đối thủ dệt may cạnh tranh lớn của chúng ta như Bangladesh, Campuchia, Pakistan… sẽ tiếp tục hưởng GSP mà không phải chịu các ràng buộc về xã hội và môi trường; đồng thời được hưởng quy định về xuất xứ dệt may đơn giản hơn.
Thách thức nữa đến từ chính khả năng của doanh nghiệp trong nước đáp ứng với những tiêu chuẩn xuất khẩu mới, đặc biệt là các vấn đề về sản xuất xanh, tiêu chuẩn bao bì, thuế chuyển dịch carbon xuyên biên giới.
Bằng các quy định mới liên quan đến việc ghi nhãn và quy định về vấn đề bao bì nhựa/hàm lượng tái chế, Canada đã bắt đầu sử dụng các rào cản kỹ thuật và môi trường để làm “nản lòng” các nhà nhập khẩu, chưa kể đến xu hướng kêu gọi người dân ưu tiên sử dụng hàng Canada với danh nghĩa giảm dấu chân carbon trong tiêu dùng.
Mặc dù nhiều thách thức đã được chỉ ra cho xuất khẩu hàng dệt may vào Canada, tuy nhiên ngành dệt may của Việt Nam có lợi thế lớn là cả 2 cùng là thành viên của CPTTP. Đồng nghĩa, sản phẩm dệt may của Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi từ hiệp định này khi xuất khẩu vào Canada.
Theo Đại sứ Canada tại Việt Nam, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường sở tại, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về hiệp định hơn nữa, để đảm bảo tất cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều tận dụng được những lợi ích mà CPTPP mang lại.
CPTPP mở cửa cho sự gia nhập của các nền kinh tế có thể đáp ứng tiêu chuẩn cao của hiệp định, tuân thủ các cam kết thương mại hiện có, đạt được sự đồng thuận của các thành viên CPTPP. Vì vậy, cần hợp lý hoá các quy trình thương mại, tăng cường các dịch vụ hậu cần logistics và hỗ trợ các doanh nghiệp.
Về tăng khả năng khai thác ưu đãi từ CPTPP, nhằm tăng xuất khẩu hàng dệt may sang Canada, ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Canada đều mong muốn có thể đàm phán hiệp định thương mại song phương, hoặc hiệp định thương mại ASEAN - Canada để hạn chế công đoạn sản xuất. Quy tắc xuất xứ trong CPTPP là quy tắc 3 công đoạn và từ sợi trở đi, nhưng cả hai phía đều mong muốn chỉ cần 2 công đoạn, nghĩa là từ vải trở đi.