【fenerbahçe đấu với ankaragücü】Ứng dụng CNTT vào quản lý thuế: Tiến tới tự động hóa các khâu kê khai và nộp thuế
Vượt mục tiêu Nghị quyết 19 đề ra
Đánh giá về những kết quả về cải cách thủ tục hành chính thời gian qua,ỨngdụngCNTTvàoquảnlýthuếTiếntớitựđộnghóacáckhâukêkhaivànộpthuếfenerbahçe đấu với ankaragücü TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, thời gian qua ngành Thuế đã có nhiều cải cách mang tính đột phá. Điển hình là Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã tiến hành sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa nhiều thủ tục về kê khai thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Theo ông Cung, chỉ tính riêng năm 2014, với việc tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, bổ sung 5 luật về thuế; sửa đổi, bổ sung 4 nghị định, ban hành 1 thông tư (sửa đổi 7 thông tư), ngành Thuế đã giảm được 370 giờ nộp thuế (từ 537 giờ, còn 167 giờ).
Tiếp đến, Bộ Tài chính đã ban hành 4 thông tư (Thông tư 96/2015/TT-BTC, Thông tư 110/2015/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC, Thông tư 127/2015/TT-BTC) đã góp phần đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, nhờ đó thời gian nộp thuế đã giảm tiết 40 giờ. Cùng với đó, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh kê khai thuế điện tử, ký kết với hơn 40 ngân hàng thương mại để nộp thuế điện tử. Kết quả là giảm thêm được 10 giờ nộp thuế. Như vậy, tổng hợp các giải pháp trên, thời gian nộp thuế năm 2015 tiếp tục giảm được 50 giờ nộp thuế, từ 167 giờ giảm còn 117 giờ/năm.
Cũng theo ông Cung, thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ năm 2016, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế. Bộ Tài chính cũng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết 41/NQ-CP về chính sách ưu đãi thuế, thúc đẩy việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin… “Ngành Thuế đã đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết 19, năm 2016 đề ra là thời gian nộp thuế còn 119 giờ, bằng với mức trung bình của các nước ASEAN 4 đề ra”, ông Cung cho hay.
Thực hiện Chính phủ điện tử
Ông Michael D’Ascenzo - chuyên gia tư vấn đến từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), hiện đang thực hiện Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của USAID (gọi tắt là GIG) cho biết, công tác cải cách thủ tục hành chính mà ngành Thuế thực hiện đang đi đúng hướng, đó là đã đơn giản hóa quy trình, thủ tục đăng ký, kê khai thuế.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu và khảo sát tại các doanh nghiệp đang hoạt động của Việt Nam, ông Michael D’Ascenzo khuyến cáo, để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế hiện nay, ngành Thuế cần tiếp tục đưa ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế, hướng đến tự động hóa khâu kê khai và nộp thuế. “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu những cải cách mà ngành Thuế đã và đang thực hiện, khảo sát các DN đang hoạt động tại Việt Nam, tôi cho rằng ngành Thuế cần tiếp tục đưa ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế. Không chỉ khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử, cần đưa ứng dụng CNTT vào công tác quản lý sau kê khai. Quản lý thuế theo phương pháp rủi ro”, ông Michael D’Ascenzo nói.
Cũng theo ông Michael D’Ascenzo, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để cải thiện môi trường đầu tư thì không chỉ có cải cách thủ tục hành chính thuế, mà cần có một giải pháp mang tính tổng thể, có sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành, những cải cách này phải có sự gắn kết một cách chặt chẽ giữa việc hoạch định chính sách, với việc quản lý thuế tại các địa phương. Để mối quan hệ này kết nối được với nhau thì yêu cầu phải tự động hóa. Ông Michael D’Ascenzo nói: “Để có sự kết nối tốt nhất giữa các bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, cần phải khuyến khích việc tự động hóa nhiều hơn, bộ máy này được vận hành bởi một bộ máy cán bộ am hiểu về chuyên môn, thông thạo về CNTT….”.
Đồng quan điểm này với ông Michael D’Ascenzo, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, ngành Thuế cần quan tâm đến các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế, ít nhất tối thiểu đạt 95% các công đoạn CNTT trong khai, nộp và hoàn thuế; công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm 100% hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng thời gian quy định. Công khai, minh bạch các quy định của Luật Quản lý thuế, các quy trình thanh tra, giải quyết khiếu nại và hoàn thuế giá trị gia tăng.
Bên cạnh những giải pháp trên, ông Cung cũng đề xuất ngành Thuế cần phối hợp tốt với các bộ, ngành trong việc cấp mã số tự động cho DN, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các bộ, ngành khác để thiết lập một quy trình liên thông giữa cơ quan thuế và cơ quan Tài nguyên Môi trường trong việc thu các khoản thuế về đất.
“Tôi cho rằng chúng ta cần phải tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên, chứ không dàn trải. Theo tôi, ngành Thuế cần đẩy mạnh đưa ứng dụng CNTT vào các quy trình nghiệp vụ như khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế. Có cơ chế phản hồi đối với người nộp thuế trong việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hoàn thuế, các vấn đề sử dụng hóa đơn” Ông Michael D’Ascenzo chuyên gia tư vấn đến từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ |
PV