您现在的位置是:Thể thao >>正文

【xoi kèo】Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Thể thao497人已围观

简介Nhờ khai thác tốt chính sách hỗ trợ, mô hình kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã (HTX), trên địa ...

Nhờ khai thác tốt chính sách hỗ trợ,Đẩymạnhpháttriểnkinhtếtậpthểtrongnôngnghiệxoi kèo mô hình kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã (HTX), trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả tích trong sản xuất, kinh doanh.

 Nhờ các chính sách hỗ trợ của tỉnh được ban hành kịp thời đã giúp kinh tế tập thể trong nông nghiệp ngày càng phát triển. Trong ảnh: Thu hoạch cam, bưởi ở HTX Nông nghiệp Tam Lập (huyện Phú Giáo)

 Liên kết để phát triển

Thời gian qua, trong sản xuất nông nghiệp đã có nhiều HTX làm tốt vai trò liên kết nông dân, từ sản xuất nhỏ lẻ chuyển sang sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao. Ngoài ra, các HTX đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó, các HTX nông nghiệp thường tổ chức cung ứng một số dịch vụ đầu vào cho sản xuất của thành viên (giống, vật tư, phân bón, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, vay vốn...), một số HTX còn tổ chức tiêu thụ, hoặc trực tiếp làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, các hộ sản xuất nhỏ lẻ tránh được tình trạng bị ép giá, hiệu quả sản xuất được tăng lên.

Anh Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc HTX Dân Tiến (xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên), cho biết khi thu nhập từ cây cao su giảm thấp, anh đã nhanh chóng chuyển đổi sang trồng cây có múi. Anh được tham quan, học tập và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức, nên sản xuất thuận lợi hơn. Được Sở NN&PTNT khuyến khích, anh đã vận động thành lập HTX Nông nghiệp Dân Tiến với 7 thành viên, sản xuất trên tổng diện tích 50 ha. Anh Tiến cho biết trước đây bà con nông dân nơi đây chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, chưa tận dụng hết tiềm năng. Từ khi tham gia vào HTX đã tạo ra sự liên kết, góp phần cho việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng ổn định; đồng thời, tạo việc làm cho thành viên, tăng thu nhập, góp phần ổn định sản xuất và phát triển kinh tế của các thành viên HTX.

Với sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, HTX Cây ăn quả Tân Mỹ (xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên) không những duy trì hoạt động mà còn gắn kết được với doanh nghiệp, vươn lên sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả. Đến nay, HTX có 60 ha trồng bưởi, cam, quýt, tổng sản lượng trên 300 tấn/năm. Tổng doanh thu trung bình hàng năm của HTX đạt 15 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 20 lao động tại nông thôn, với thu nhập bình quân từ 6 - 7 triệu đồng/ người/tháng. Ông Lê Minh Sang, Giám đốc HTX Cây ăn quả Tân Mỹ, cho biết các ban ngành và địa phương rất nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ cho HTX hoàn thành các thủ tục hành chính, hỗ trợ vay vốn đầu tư phương tiện chuyên chở sản phẩm, đầu tư hệ thống tưới công nghệ cao, máy móc thiết bị trong sản xuất, kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Từ việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, HTX Nông nghiệp Bình Dương luôn là trụ đỡ của nông dân trên địa bàn huyện và trở thành đầu tàu về cung ứng giống cây trồng ở Bình Dương. Sau 8 năm đi vào hoạt động, đến nay HTX thu hút 45 thành viên tham gia, với tổng diện tích sản xuất hơn 60 ha. Hiện nay, HTX hoạt động chủ yếu với mô hình chiết ghép và cung ứng giống cây trồng cho nông dân, trong đó chủ lực là 5 giống cây nhập ngoại gồm na dứa Đài Loan, vú sữa Hoàng Kim, thơm mật Ấn Độ, chà là, hồng socola. Toàn bộ sản phẩm của các thành viên đều được HTX bao tiêu về đầu ra và giá cả.

Ông Lê Văn Thuận, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Dương, chia sẻ: “Từ khi áp dụng nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái, những thành viên có đất đang trồng những loại cây không hiệu quả đã tham gia vào chuỗi sản xuất. Qua đó đã giảm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và tạo được năng suất cao, đầu ra ổn định”.

Ông Nguyễn Phong Huy, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, cho biết trong những năm qua tỉnh luôn quan tâm, triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho hàng ngàn lượt cán bộ, thành viên HTX. Qua đó đã giúp cán bộ quản lý HTX tổ chức điều hành, từng bước kinh doanh hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đồng thời, tỉnh còn ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực cho các HTX tham gia như hội chợ xúc tiến thương mại, chương trình kết nối giao thương… nhằm thúc đẩy việc tiếp thị và mở rộng thị trường. Thông qua cầu nối HTX, các thành viên được hỗ trợ thủ tục để vay vốn phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 09 của UBND tỉnh. Tùy theo phương án sản xuất, nông dân có thể vay khoảng 1 tỷ đồng từ nguồn vốn này.

Để khu vực kinh tế tập thể trên lĩnh vực nông nghiệp phát huy hiệu quả cao hơn, ông Nguyễn Phong Huy cho biết ngành NN&PTNT sẽ tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm, tăng cường tuyên truyền, tập huấn và nâng cao năng lực nguồn nhân lực HTX, tạo sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn và thống nhất về bản chất, mô hình HTX kiểu mới trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong khu vực kinh tế tập thể, đồng thời đánh giá lại các mô hình hiệu quả để có cơ sở nhân rộng trên địa bàn tỉnh; lựa chọn một số HTX có quy mô phù hợp để hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết chuỗi với doanh nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm đầu ra sản phẩm.

 Giai đoạn 2021-2030, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực HTX đạt từ 10 - 15% năm trở lên, thu nhập bình quân trong khu vực HTX tăng từ 15 - 20%. Kinh tế tập thể phát triển sẽ đóng góp quan trọng hơn vào GRDP toàn tỉnh. Thời gian qua, từ sự hỗ trợ của tỉnh, các sở, ngành liên quan, nhiều HTX ở Bình Dương đã mạnh dạn mở rộng quy mô, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho thành viên.

Tags:

相关文章