Giãn cách kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế
TheơhộivàtháchthứcđốivớinềnkinhtếViệtNamtrongthángcuốinăkết quả trận pueblao thống kê tại thị trường trong nước, trong tháng 7 vừa qua, doanh số bán lẻ giảm 19,8% so cùng kỳ năm trước, là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020, trong khi Chỉ số sức mua hàng (PMI) cũng giảm đáng kể.
Về kinh tế đối ngoại, cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển sang thâm hụt trong vài tháng qua, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài phần nào thể hiện sự thận trọng. Các chuỗi cung ứng và khu công nghiệp bị gián đoạn do dịch Covid-19 tái bùng phát diện rộng dường như đã buộc các đơn vị xuất khẩu phải tạm thời đóng cửa nhà máy hoặc đình hoãn sản xuất.
Theo đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của Việt Nam dự kiến còn khoảng 4,8% cho cả năm 2021. Dự báo này thấp hơn hẳn 2% so với dự báo do Nhóm WB đưa ra vào tháng 12/2020, có xét đến tác động tiêu cực của đợt dịch Covid-19 hiện nay đến các hoạt động kinh tế.
Bên cạnh đó, Standard Chartered cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay từ 6,5% xuống 4,7%, năm 2022 cũng từ 7,3% xuống 7%. Đây là lần thứ ba Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay, từ mức 7,8% đưa ra hồi đầu năm, lần lượt xuống còn 6,7%; 6,5% và hiện là 4,7%.
Theo Standard Chartered, nếu các ca nhiễm Covid-19 không được kiểm soát trong tháng 9, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục suy giảm. “Tăng trưởng kinh tế quý III dự kiến chậm lại. Theo đó, NHNN khả năng sẽ thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất mới" - Standard Chartered đánh giá.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách trong 3 tháng cuối năm 2021. Ảnh minh hoạ