当前位置:首页 > La liga > 【bảng xếp hạng ả rập xê út】Gia tăng rào cản phòng vệ thương mại

【bảng xếp hạng ả rập xê út】Gia tăng rào cản phòng vệ thương mại

2025-01-25 11:40:33 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point
100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ để tránh kiện phòng vệ thương mại?ăngràocảnphòngvệthươngmạbảng xếp hạng ả rập xê út
Đã có thay đổi vượt bậc trong nhận thức về phòng vệ thương mại
Kiện phòng vệ thương mại: Sau khốc liệt đến hồi trầm lắng?
Gia tăng rào cản phòng vệ thương mại
Nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại đang nhắm tới các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: N.H

Gia tăng vụ việc

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, đến hết quý 1/2021 đã có 203 vụ việc phòng vệ thương mại do 21 quốc gia/vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, trong đó, số lượng vụ việc năm 2020 là 39 vụ, cao gấp hơn 2,5 lần tổng số vụ việc trong cả năm 2019. Đặc biệt, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Sang quý 2, số lượng vụ việc tiếp tục tăng. Mới đây, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi kéo dãn toàn phần có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam và Hàn Quốc. Trước đó, vào giữa tháng 5, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cũng khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Arghentina, Brazil, Ấn Độ, Ukraina và Việt Nam. Phía nguyên đơn đề nghị mức thuế chống bán phá giá với mặt hàng này lên tới 207%.

Ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam cho hay, hiện nay mật ong Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau, tuy nhiên điểm đáng chú ý là tới hơn 95% mật ong Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Những năm gần đây, nhiều thị trường nhập khẩu đã gia tăng các hàng rào kỹ thuật để cản trở mật ong Việt Nam xuất khẩu vào, nên việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá và khả năng sẽ áp thuế khiến việc xuất khẩu mật ong của Việt Nam ngày càng khó khăn.

Cũng trong khoảng thời gian này, nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của các nước đã có kết quả. Đơn cử, Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) đã ban hành Thông báo kết luận điều tra sơ bộ trong vụ việc Canada điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm của Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, CBSA quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đối với ghế bọc đệm kể từ ngày 5/5/2021. Mức thuế chống trợ cấp đối với các doanh nghiệp Việt Nam từ 0% tới 11,73%. Hầu hết doanh nghiệp hợp tác trả lời bản câu hỏi đều được hưởng mức thuế là 0%. Mức thuế chống bán phá giá được xác định từ 17,44% tới 89,77%.

Sử dụng công cụ hợp pháp

Trước việc nhiều mặt hàng của Việt Nam có nguy cơ cao bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại các quốc gia xuất khẩu, các cơ quan chức năng đã có nhiều khuyến cáo doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ hợp pháp để đảm bảo đúng các nguyên tắc và quy định pháp luật của nước sở tại.

Bà Phan Mai Quỳnh, Phó Trưởng phòng Điều tra thiệt hại và Tự vệ, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương khuyến nghị, doanh nghiệp nên chủ động tham gia trả lời các câu hỏi của bên điều tra, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu theo đúng yêu cầu, chuẩn bị thời gian, luật sư phiên dịch. Chính sự chủ động hợp tác, tham gia của doanh nghiệp quyết định đến 90% kết quả của vụ điều tra.

Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia cũng chia sẻ, doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, lưu trữ hồ sơ, chứng từ đầy đủ, nghiên cứu các quy định về thương mại, phòng vệ thương mại quốc tế hoặc cân nhắc tư vấn từ luật sư am hiểu pháp luật quốc tế khi cần thiết. Ông Đinh Văn Chung, Phó giám đốc Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất cho rằng, chủ động áp dụng công nghệ trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, rõ ràng về xuất xứ cũng là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.

Đặc biệt, về nguồn gốc xuất xứ, các doanh nghiệp cũng đang tìm mọi phương án để chứng minh tính minh bạch của hàng hóa, sản phẩm. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng tại Campuchia, Cameroon chỉ đạo cung cấp thông tin về bằng chứng gỗ nhập khẩu hợp pháp cho doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam khi đưa gỗ vào Việt Nam. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các doanh nghiệp hội viên phản ánh, thời gian gần đây có một số doanh nghiệp đã nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm là những mặt hàng rủi ro cao từ Trung Quốc về Việt Nam. Tình trạng gian lận, lẩn tránh xuất xứ hàng hóa này sẽ gây nhiều nguy cơ trong bối cảnh Hoa Kỳ đang điều tra mặt hàng gỗ dán Việt Nam lẩn tránh xuất xứ.

Về phía cơ quan chức năng, phía Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cũng đã liên tục đưa ra cảnh báo, hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành, đáp ứng điều tra của phía nước ngoài. Cùng với đó, nhiều cơ quan liên quan cũng đã lên phương án bảo vệ, hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, về đấu tranh chống gian lận xuất xứ, theo các doanh nghiệp, thời gian tới, các ngành, lĩnh vực cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn với ngành Hải quan, bởi lực lượng Hải quan giữ vai trò chủ công trong xác định các mặt hàng rủi ro và các công ty có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Chính vì thế, Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian qua, ngành Hải quan đã xây dựng kế hoạch định hướng đấu tranh chống gian lận về xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp hàng xuất khẩu vào EU và Ấn Độ, đặc biệt tập trung thêm vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng nhái, hàng giả; hay loại hình gia công các nhóm hàng có kim ngạch tăng đột biến… Bên cạnh đó, lực lượng Kiểm tra sau thông quan tiếp tục thu thập số liệu doanh nghiệp phục vụ các chuyên đề đối với các mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm…

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读