【bóng đá lyon】Chạy theo chỉ tiêu bài báo, ngân sách sẽ lãng phí
Trao đổi với Chất lượng Việt Namngày 8/1/2014,ạytheochỉtiêubàibáongânsáchsẽlãngphíbóng đá lyon PGS.TS Thái Quang Vinh, Viện trưởng viện Công nghệ Thông tin cho rằng, bài báo khoa học chỉ là hệ quả của công việc làm khoa học, chứ không nên coi là đích đến.
Bài báo khoa học có được coi là thước đo duy nhất?
Ông phân tích, trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điều khiển, nếu biết cách "xào xáo" các bài báo cũ, thêm một số điều kiện đầu vào và một chút biến đổi, là có thể đăng được bài báo mới. Đã từng có người có nhiều bài báo đăng ở các tạp chí chuyên ngành nhưng năng lực công việc không được đánh giá cao.
Quan trọng nhất với các nhà khoa học là phải có được các phát minh, sáng chế (patent), sản phẩm, giải quyết thành công vấn đề khoa học đặt ra. Lúc đó, bài báo sẽ là hệ quả của điều đó. Chính vì vậy, nếu chỉ đánh giá dựa vào bài báo, sẽ rất phiến diện, thiếu chính xác.
Nếu chạy theo tài trợ cho các đề tài cốt là để đăng báo thì rất lãng phí ngân sách.
Tuy nhiên, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu y khoa Garvan (Úc) lại cho rằng: "Những người đang ngồi salon mà nói không cần công bố quốc tế thì sẽ bị sốc khi ra nước ngoài. Thử sang Singapore hay Đài Loan thôi (chưa nói đến Mĩ hay Úc) thì sẽ thấy vai trò quan trọng của công bố quốc tế như thế nào. Có đại học nói thẳng với nghiên cứu sinh là nếu không có bài báo khoa học được công bố thì đừng nghĩ đến chuyện tốt nghiệp tiến sĩ. Ở Thái Lan, có trường còn đòi sinh viên cấp thạc sĩ phải công bố bài báo khoa học (nhưng họ “dzu dzi” cho loại tập san). Nên nhớ rằng chúng ta đang sống và làm việc trong thế kỉ 21 với những “luật chơi” mới và rất khác với những luật chơi thời thập niên 1960s của ông Higgs".
Hiện nay, Quỹ Nafosted của Việt Nam đã tài trợ cho nhiều nghiên cứu cơ bản, có bài đăng trên các tạp chí khoa học lớn.
Mai Hương