VHO - Với quyết tâm khắc phục các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC),ảngNgãinỗlựcgỡthẻvàngchothủysảwolfsburg – augsburg tỉnh Quảng Ngãi nỗ lực gỡ “thẻ vàng” khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Trong năm 2024, tàu QNg 90262 TS của ngư dân Nguyễn Tài Phố, ở thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn từng nằm bờ hơn 1 tháng vì thiết bị tin nhắn bị hư.
Sau khi khắc phục tàu đã thẳng tiến ra vùng biển Trường Sa bám biển, bám ngư trường để đánh bắt hải sản, tham gia bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Trên hải trình đánh bắt của mình, tàu của ngư dân Phố luôn chấp hành nghiêm việc gắn thiết bị giám sát hành trình, đảm bảo hoạt động của thiết bị tin nhắn.
“Trong quá trình di chuyển đánh bắt, tàu tôi luôn mở hoạt động giám sát hành trình và ghi nhật ký đánh bắt đầy đủ. Chúng tôi không xả rác trên biển để bảo vệ môi trường biển, tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, ngư dân Phố chia sẻ.
Ngư dân Nguyễn Quang Hùng tàu QNg 90295 TS, ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn làm thuyền trưởng hành nghề câu mực, cá ở ngư trường Trường Sa cho biết: “Thời gian qua, chính quyền địa phương, lực lượng biên phòng đã thường xuyên tuyên truyền cho ngư dân về các quy định chống khai thác IUU khi hành nghề trên biển. Qua những lần được phổ biến, đến nay ngư dân đã tuân thủ việc đánh bắt đúng ngành nghề đăng ký, không đi sai vùng, không vượt ranh giới cho phép, đồng thời cũng ghi nhật ký khai thác thủy sản đầy đủ để hoàn thiện hồ sơ, đúng với yêu cầu, quy định của nhà nước”.
Mới đây, lực lượng BĐBP phát hiện tàu cá QNg 90755 TS, do ông Bùi Đức Thành, ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn làm thuyền trưởng, hành nghề câu mực trên vùng biển Hoàng Sa bị mất kết mối giám sát hành trình 6 ngày. Ngay khi ông Thành đưa tàu về bến, Đồn Biên phòng Bình Thạnh đã tiến hành lập biên bản ghi nhận sự cố mất kết nối và yêu cầu thuyền trưởng cung cấp đầy đủ thông tin nguyên nhân.
Thượng úy Lưu Thành Luân, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Bình Thạnh cho hay, với trường hợp của ông Thành, đơn vị phối hợp với cơ quan cung cấp dịch vụ và Chi cục Thủy sản tỉnh làm việc, thu thập thông tin của thuyền trưởng và các ngư dân đi trên tàu để có kết luận khách quan, chính xác. Nếu phát hiện vi phạm, thì xử lý theo quy định pháp luật.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục những khuyến nghị của EC, nhờ vậy cơ bản kiểm soát, ngăn chặn tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi vi phạm vùng biển nước ngoài đi khai thác hải sản trái phép. Ghi nhận từ năm 2018 đến nay, Quảng Ngãi đã ngăn chặn triệt để tàu cá vi phạm vùng biển các quốc đảo Thái Bình Dương và Úc.
Công tác quản lý tàu cá ngày càng chặt chẽ, toàn tỉnh hiện có trên 4.600 tàu cá đã đăng ký, dữ liệu tàu cá đăng ký đã được cập nhật thường xuyên lên cơ sở dữ liệu nghề cá Quốc gia (VNFishbase); tàu cá bắt buộc phải lắp đặt VMS, đạt tỷ lệ 98,76% trên tổng số tàu đang hoạt động.
Từ năm đầu năm 2024 đến nay, các cơ quan chức năng cũng đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản 163 trường hợp, trong đó xử phạt vi phạm liên quan đến VMS 101 trường hợp với số tiền 2,5 tỷ đồng.
Thời gian tới, Quảng Ngãi sẽ tổng kiểm tra, rà soát, đưa vào quản lý toàn bộ tàu cá trên địa bàn; hướng dẫn từng chủ tàu làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép, đảm bảo 100% tàu cá được đăng ký, đăng kiểm và cấp phép theo quy định, đặc biệt đối với tàu cá “3 không”.