Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung tham quan hội báo Xuân Đinh dậu 2017 Theétriêngvănhókèo genoao Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Dương Phước Thu, người đầu tiên khai sinh ra báo Xuân là Phạm Quỳnh (1892-1945), ông là chủ nhiệm và chủ bút của tờ Nam Phong. Năm 1918, ông nói “cả năm làm việc nghiêm túc rồi, tết làm một tờ báo chỉ nói chuyện phiếm, chuyện vui” và ông chủ trương ra báo Xuân. Từ tờ báo Xuân đầu tiên, đến nay phát triển thêm báo Tết Dương lịch và báo Tết Âm lịch. Điều khá thú vị, nếu các địa phương khác người dân ít quan tâm đến ấn phẩm xuân (trừ những người làm nghề báo) thì tâm lý của người Huế vào ngày tết “ai cũng muốn có tờ báo Xuân trong nhà (kể cả người dân lao động) để có không khí xuân, ngoài hạt dưa, mứt bánh, rượu trà”. Họ muốn có một tờ báo Xuân để những lúc ngồi chờ đón giao thừa hay chờ mâm cúng, có thể thảnh thơi đọc. Điều này là khá lạ so với các nơi khác, ông Thu cho hay. Độc giả tại Hội báo xuân Những năm đầu tiên, HBX Thừa Thiên Huế thu hút sự phối hợp, tham gia của khoảng 30 đơn vị, sau này chỉ có 21-25 đơn vị (do một số ngành ngừng ra ấn phẩm của mình nên không tham gia), như: Hội Nhà báo tỉnh, Sở Văn hóa- Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Đại học Huế, Thư viện Tổng hợp tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh (TRT)... Hàng năm, HBX trưng bày và giới thiệu từ 400 - 450 ấn phẩm thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, tập san của các cơ quan thông tấn, báo chí trong cả nước với nhiều thể loại phong phú, đặc sắc; đưa đến cho người xem các thông tin, hình ảnh, tổng kết thành tựu một năm xây dựng, phát triển của đất nước và của Thừa Thiên Huế; những hoạch định tương lai, những thành quả của báo chí cả nước cũng như báo chí tỉnh nhà trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đây cũng là dịp để những người làm báo gặp gỡ, trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức nghề để có những tác phẩm báo chí chất lượng cao. Tại các kỳ tổ chức, mỗi gian trưng bày của các đơn vị đã thể hiện nét riêng của từng loại hình báo chí, góp phần tạo sự phong phú, đặc sắc, thu hút độc giả bởi cách trình bày đẹp, sinh động. HBX Mậu Tuất 2018 được trưng bày tại trụ sở Hội Nhà báo tỉnh- 22B đường Lê Lợi (TP. Huế) trong 15 ngày, bắt đầu từ thứ ba (7/2) và kết thúc ngày 21/2 (nhằm ngày 22 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến hết mồng 6 Tết Mậu Tuất). Kết thúc đợt trưng bày, dự kiến, các ấn phẩm báo in sẽ được bàn giao cho huyện Phong Điền trưng bày và đưa về cơ sở phục vụ công chúng. |
Là độc giả “trung thành” của HBX hàng năm, bác Lê Văn Thanh ở phường Vĩnh Ninh bày tỏ: “Mỗi năm tôi đều háo hức mong đến HBX để có thể thoải mái nghe, xem, đọc hàng chục ấn phẩm đa dạng, mỗi tờ báo có rất nhiều bài viết với nội dung phong phú, được đầu tư kỹ về hình thức và nội dung. Thông qua các ấn phẩm được trưng bày, chúng tôi có cái nhìn toàn diện về các mặt đời sống, sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của tỉnh nhà”. HBX năm nay diễn ra trong không khí cả nước thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, báo chí cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân có nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 88 năm thành lập Đảng (3/2), 50 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968; 43 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước... Với báo chí Thừa Thiên Huế, năm 2018 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng, như: Kỷ niệm 80 năm Báo Dân ra đời- tờ báo công khai đầu tiên của Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương. Kỷ niệm 20 năm ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên của Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh –TRT. Đồng thời, cũng là dịp kỷ niệm 88 năm báo Đảng bộ Thừa Thiên Huế ra đời và một số sự kiện lớn như 230 năm Quang Trung Nguyễn Huệ lên ngôi tại núi Bân (25/11/1788). Liên Minh |