88Point

Con đường duy nhất rộng 2,5 m ven dòng sông Trẹm đã hoàn thành sứ mệnh “gánh vác” từ ngày Tân Bằng, soi kèo barca vs almeria

【soi kèo barca vs almeria】Tân Bằng chuyển mình sau 10 năm chia tách

Báo Cà MauCon đường duy nhất rộng 2,5 m ven dòng sông Trẹm đã hoàn thành sứ mệnh “gánh vác” từ ngày Tân Bằng, huyện Thới Bình “ra riêng” đến nay. Giờ, nó đã trở thành tuyến đường nông thôn êm ả, được tô điểm bằng những dãy nhà mới khang trang. Người dân trong xã không còn nghèo khó như những ngày cách nay 10 năm.

Con đường duy nhất rộng 2,5 m ven dòng sông Trẹm đã hoàn thành sứ mệnh “gánh vác” từ ngày Tân Bằng, huyện Thới Bình “ra riêng” đến nay. Giờ, nó đã trở thành tuyến đường nông thôn êm ả, được tô điểm bằng những dãy nhà mới khang trang. Người dân trong xã không còn nghèo khó như những ngày cách nay 10 năm.

Chủ tịch UBND xã Tân Bằng Lê Hoàng Phương cho hay: “Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2015 đạt 20 triệu đồng, hộ nghèo toàn xã chỉ còn dưới 3%. Ðó là thành quả lớn nhất mà Tân Bằng đạt được sau 10 năm chia tách”.

Tuy bấp bênh về giá nhưng cây mía vẫn được nông dân nơi đây lựa chọn canh tác.

10 năm trước, về khu vực Tân Bằng, từ trung tâm huyện Thới Bình chỉ đi bằng xe máy trên con đường bê-tông ven sông Trẹm (con đường này liên thông từ Thới Bình đi về các xã Biển Bạch Ðông - Tân Bằng - Biển Bạch). Bên những dòng kinh nhuốm màu phèn là bạt ngàn rẫy mía, vườn trúc.

Anh Võ Minh Thắng, ấp 9, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, chia sẻ: “Ðất xứ này từ khi tôi lớn lên đã trồng mía. Cũng có hộ làm lúa nhưng thu hoạch không được bao nhiêu vì phèn mặn, kinh rạch không đủ sức tháo phèn. Còn đường đi chỉ độc bằng xuồng. Mãi đến sau năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất thì cuộc sống bắt đầu vực dậy. Phần do giá trị con tôm, phần vì mía có giá (có Nhà máy Ðường Thới Bình hỗ trợ giống, kỹ thuật, phân bón và bao tiêu). Rồi chính quyền xã vận động xây dựng lộ nông thôn theo hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm, nhờ có đường, rồi có điện, đời sống dân vùng này phất lên từ đó”.

Tháng 9/2005, Chính phủ quyết định cho thành lập xã Tân Bằng trên cơ sở 4.730 ha diện tích tự nhiên và 10.419 nhân khẩu của xã Biển Bạch. Kết cấu dân số trẻ, độ tuổi lao động chiếm 43,22%, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 90%. Ðồng hành cùng các chương trình phát triển kinh tế nông hộ của các tổ chức đoàn thể và quy hoạch vùng sản xuất của địa phương, từng bước Tân Bằng đã chuyển mình, cuộc sống người dân dần khấm khá, đầy đủ và sung túc.

“Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ xã nhiệm kỳ 2010-2015, có 17/20 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 100% ấp trong xã có đường bê-tông nối liền từ trung tâm xã về ấp, liên thông với các xã lân cận và trung tâm huyện Thới Bình; tốc độ tăng trưởng kinh tế xã đạt từ trên 5%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng/người/năm”, ông Phương phấn khởi cho biết thêm.

Sau thời gian dài người dân bám nghề trồng trúc, rẫy mía kém hiệu quả do thị trường và giá cả bấp bênh, đến nay tuy diện tích mía, trúc còn giữ nhưng chỉ ở những khu vực chưa có điều kiện cải tạo, còn lại khoảng 90% diện tích đất canh tác của xã đã chuyển sang nuôi tôm, 1 vụ lúa - 1 vụ tôm và lúa - cá.

Hiện xã có 3.512 ha nuôi thuỷ sản. Trong đó, diện tích nuôi tôm 3.462 ha, sản lượng ước đạt 3.290 tấn; 50 ha nuôi cá, tổng sản lượng thu hoạch 490 tấn; áp dụng các mô hình nuôi cua xen canh, sản lượng đạt 513,6 tấn; cá nuôi trong vuông tôm, ao hằng năm trên 1.700 tấn.

“Xã còn được đầu tư mở rộng chợ Tân Bằng, các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, xăng dầu, vật tư nông nghiệp, kinh doanh buôn bán vừa và nhỏ từng bước được sắp xếp ổn định. Toàn xã hiện có 243 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có 7 doanh nghiệp, 236 cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ; kinh tế tư nhân được quan tâm đầu tư phát triển, thu hút nguồn lao động, giải quyết việc làm tại chỗ, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước”, ông Lê Hoàng Phương chia sẻ.

Công tác triển khai, quán triệt, tuyên truyền, vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các ấp trên địa bàn xã được tiếp tục chỉ đạo thực hiện. Hiện nay, xã đạt 10/19 tiêu chí nông thôn mới. Công tác giảm nghèo hằng năm luôn được quan tâm. Ðầu năm 2010, toàn xã có 182 hộ nghèo chiếm 9,41% và 164 hộ cận nghèo, chiếm 8,48% hộ dân, Ðến nay con số này đã giảm đáng kể: năm 2015, toàn xã còn 61 hộ nghèo, chiếm 3% và hộ cận nghèo giảm còn 35 hộ, chiếm 1,73% hộ dân. Phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người 49 triệu đồng/người/năm; xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ði lên từ gian khó, đến nay diện mạo nông thôn mới đã và đang hình thành khắp các tuyến dân cư ở Tân Bằng. Ðường từ trung tâm huyện Thới Bình về Tân Bằng đã thông xe ô-tô. Cùng với sự phát triển đồng bộ về hạ tầng, về Tân Bằng sau 10 năm chia tách không còn đi trên tuyến đường độc đạo như ngày nào, con đường xuyên Á đang kích thích vùng đất trù phú, giàu truyền thống này tiến xa hơn trên đường phát triển./.

Bài và ảnh: Phong Phú

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap