Trong những năm gần đây,àNamhỗtrợchuyểnđổisốchodoanhnghiệpvừavànhỏtỷ lệ tỉ số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng đều qua các năm, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tính đến hết năm 2023, địa bàn tỉnh có khoảng 5.900 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 98%.
Thời gian qua, Hà Nam luôn xác định, đẩy mạnh chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục; là giải pháp quan trọng để xây dựng, củng cố lòng tin của doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Nắm bắt xu hướng chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp tại Hà Nam đã xem hạ tầng công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong việc đưa thương hiệu của mình đến với khách hàng và trong vận hành quản lý.
Bên cạnh việc quảng bá sản phẩm thông qua các trang mạng xã hội, trên website, gia tăng kết nối và tương tác với khách hàng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, tăng cơ hội quảng bá sản phẩm rộng rãi hơn; chuyển đổi sang hóa đơn điện tử, học tập các nền tảng marketing quảng bá hình ảnh, quản lý tệp khách hàng... Từ đó, tạo bước phát triển đột phá, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, thu hút nguồn lực phát triển địa phương.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chuyển đổi số của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay chưa nhiều. Nhất là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư tài chính để mở rộng kênh bán hàng, kênh chăm sóc khách hàng, tích hợp tối ưu các công nghệ mới như dữ liệu, bảo mật khách hàng, phương thức điều hành, quy trình làm việc… là những thách thức lớn.
Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, Hà Nam đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sử dụng các nền tảng số.
Phối hợp truyền thông, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và xây dựng tài liệu, cẩm nang chuyển đổi số, bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; thành lập các kênh tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ số, nền tảng số để tạo ra hoặc thay đổi các quy trình quản trị doanh nghiệp, phương thức kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cũng sẽ có những hoạt động đồng hành cùng các cấp chính quyền và doanh nghiệp; cụ thể hoá các chương trình hành động theo Nghị quyết số 24/NQ-TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và theo Quyết định 1516/QĐ – UBND của UBND tỉnh về Phê duyệt đề án Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Đồng thời, tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; tổng hợp các kiến nghị đề xuất của các doanh nghiệp, báo cáo các cấp lãnh đạo có thẩm quyền hỗ trợ giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác chuyển đổi số…
Để thực hiện tiến trình chuyển đổi số của tỉnh nói chung và chuyển đổi số cho doanh nghiệp nói riêng đồng bộ, toàn diện, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức Hội nghị chuyển đổi số cho gần 400 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Tại đây, đại diện lãnh đạo Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chia sẻ về các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Lãnh đạo Tổng Công ty VNPT IT chia sẻ về kinh nghiệm, các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp; Ra mắt Website Hiệp hội doanh nghiệp http://hnba.com.vn.
Nhằm đưa các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số tới gần hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hà Nam, đại diện VNPT Hà Nam cũng đã giới thiệu các chương trình đồng hành, các giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như: dịch vụ chữ ký số, hoá đơn điện tử, máy chủ ảo Cloud; số hóa thương mại cho các doanh nghiệp (giải pháp thanh toán điện tử VNPT PAY, hóa đơn điện tử VNPT Invoice và Quản lý Hộ kinh doanh cá thể, giải pháp đào tạo nội bộ Doanh nghiệp VNPT Elearning…).
VNPT Hà Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cũng đã ký kết Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp: Phát huy tối đa thế mạnh của hai đơn vị, huy động nguồn lực tổng hợp để hỗ trợ nhau thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi bên, đồng thời góp phần mang lại lợi ích chung cho doanh nghiệp và cho xã hội.
Góp phần thiết thực và triển khai có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; mục tiêu chuyển đổi số của Chính phủ.
Đồng hành cùng nhau thực hiện công tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh ứng dụng CNTT vào các công tác tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, góp phần tạo nên sự thành công trong công tác chuyển đổi số của tỉnh…
Có thể thấy, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, sự chủ động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự đồng hành của các tập đoàn công nghệ… đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu của tỉnh trong chuyển đổi số doanh nghiệp: Phấn đấu đến năm 2025 có 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa được cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đồi số; tối thiểu 15% doanh nghiệp nhỏ và vừa được trải nghiệm các nền tảng số; 15% doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng các hình thức thương mại điện tử; 15% doanh nghiệp nhỏ và vừa có website để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.
Góp phần thực hiện mục tiêu đưa Hà Nam nằm trong nhóm 25 tỉnh, thành phố có chỉ số cao về chuyển đổi số vào năm 2030 theo Nghị quyết số 24-NQ/TU của Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo Nguyễn Khánh(Báo Hà Nam)