【nhan dịnh】Viglacera, IDICO bắt tay đối tác Trung Quốc đầu tư xây dựng nhà máy kính nổi siêu trắng
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-12 16:07:19 评论数:
Phối cảnh Dự ánNhà máy sản xuất Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ,ắttayđốitácTrungQuốcđầutưxâydựngnhàmáykínhnổisiêutrắnhan dịnh do Viglacera liên doanh với đối tác Trung Quốc và IDICO đầu tư |
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất kính nổi siêu trắng đặt tại KCN Phú Mỹ II mở rộng, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
Dự án được đầu tư bởi 3 cổ đông đó là Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera), Công ty Tập đoàn khoa học kỹ thuật Khải Thịnh (CTIEC, Trung Quốc) và Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO).
Dự kiến, sau 18 tháng, thành phẩm kính nổi siêu trắng của Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ sẽ được đưa ra thị trường với các sản phẩm kính nổi siêu trắng, kính xây dựng chất lượng cao, độ dày từ 3 - 19 mm, phù hợp yêu cầu thị trường nội địa và phục vụ xuất khẩu để sản xuất pin năng lượng mặt trời.
Ông Đỗ Việt Phương, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kính nổi Siêu trắng Phú Mỹ cho biết, trong quá trình xây dựng và sản xuất dự án kính nổi triển khai áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, có thể đảm bảo các loại chất thải đạt tiêu chuẩn thải ra theo đúng quy định, không gây nguy hại cho môi trường xung quanh. Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, dự án sẽ tạo công ăn việc làm cho hơn 300 lao động địa phương.
Cùng với tiềm lực về kinh nghiệm, thị trường và tài chínhcủa “3 ông lớn” hợp lại, cùng vị trí thuận lợi đặt nhà máy sản xuất của công ty cũng sẽ góp phần thành công của dự án.
Được biết, Khu công nghiệp Phú Mỹ II mở rộng, thuộc thị trấn Phú Mỹ và xã Phước Tân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do IDICO làm chủ đầu tư với chức năng thu hút các dự án thuộc ngành công nghiệp nặng như luyện kim, hóa dầu, sản xuất vật liệu xây dựng...
Phía Bắc Khu công nghiệp này giáp khu công nghiệp Phú Mỹ I; Phía Đông giáp đường 965; Phía Nam giáp khu công nghiệp Cái Mép; Phía Tây giáp nhà máy đóng tàu Ba Son và Cảng Thị Vải. Địa điểm xây dựng nhà máy cách TP.Hồ Chí Minh và sân bay Tân Sơn Nhất 75 km, cách ga đường sắt Biên Hòa 50 km.
Phía Tây và phía Bắc khu vực nhà máy là đường đi đã được quy hoạch, phía Đông và phía Nam là sông ngòi, phía Nam có điều kiện xây dựng và phát triển cảng vận chuyển sau này. Nguồn cấp điện do mạng lưới điện quốc gia điện lực Tân Thành, điện lực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý cung cấp đến hàng rào nhà máy; nước cấp do nhà máy nước ngầm cung cấp nối đến hàng rào nhà máy; khu công nghiệp đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, đáp ứng yêu cầu nước thải của nhà máy.
Trên cơ sở dự báo tăng trưởng kính xây dựng 6,5% - 7%/năm, dự báo nhu cầu kính xây dựng tại Việt Nam đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 165 triệu m2/năm.
Tuy nhiên hiện tại Việt Nam chỉ có nhà máy kính Float VGI của công ty kính nổi Nippon - Nhật Bản sản xuất kính siêu trắng để xuất khẩu hoàn toàn.Việt Nam chưa có dây chuyền sản xuất kính nổi siêu trắng thứ hai nào được xây dựng.
Do đó có thể thấy, nhu cầu của Việt Nam đối với việc xây dựng dây chuyền sản xuất kính nổi siêu trắng chất lượng cao là thực sự là cần thiết và cấp thiết.
Bên cạnh đó, điện năng lượng mặt trời đang trở thành một ngành công nghiệp phát triển. Hiện nay, mặc dù pin năng lượng mặt trời ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển, nhưng Việt Nam hiện đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, cùng những chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với sản phẩm công nghệ cao và năng lượng tái tạo, đã thu hút nhiều nhà đầu tư phát triển lắp ráp modul pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
Đây chính là cơ hội để phát triển sản xuất các sản phẩm cấu thành nên modul pin năng lượng mặt trời trong đó có kính siêu trắng.
Theo Viglacera, trong lĩnh vực sản xuất kính siêu trắng, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các nhà sản của Trung Quốc do ưu đãi về thuế xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Chưa kể, với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào năm 2018, hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tếÁ Âu (EAEU), Việt Nam không chỉ xuất khẩu cho các tập đoàn sản xuất pin mặt trời trong khu vực Đông Nam Á, mà còn có thể xuất khẩu trực tiếp cho các tập đoàn sản xuất pin mặt trời ở các thị trường đầy tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, Australia...