【feyenoord vs roma】Thủ tướng: 'Không chấp nhận môi trường kinh doanh như hiện nay'

Thủ tướng, thủ tướng nguyễn tấn dũng, môi trường kinh doanh, doanh nghiệp, đầu tư

“Việt Nam không thể chấp nhận vị trí hiện tại về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được, không có lý do gì không cải thiện được môi trường kinh doanh, ít nhất cũng phải bằng mức trung bình của các nước ASEAN - 6 vào cuối năm 2015”.

Song, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 2/3, người đứng đầu Chính phủ đã không dưới một lần nhắc lại và nhấn mạnh đến sự “vào cuộc thực sự” của các bộ, ngành, địa phương và những cơ quan được giao thẩm quyền  phải “có hành động cụ thể” để môi trường kinh doanh của Việt Nam không thể nằm yên ở vị trí hiện nay trên bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tiếp tục phải cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu, giải pháp, đo đếm được, không nói chung chung.

“Chúng ta phải xác định năm 2015 đạt được gì. Năm 2016 đến đâu. Trong từng tháng, từng quý phải kiểm điểm những việc đã làm được, những giải pháp cần tiếp tục thực hiện. Ví dụ, thời gian nộp thuế không phải chúng ta tự so với mình mà phải nhìn các nước, phấn đấu bằng và hơn các nước ASEAN-6, ASEAN-4”, Thủ tướng nói.

Thảo luận về nội dung này, một số thành viên Chính phủ khẳng định việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhận định thời gian qua hoạt động này đã có nhiều nỗ lực.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, nhất là với cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, thực thi công vụ hiện vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc, gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân… việc tiếp tục quan tâm thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh vẫn phải là một “nhiệm vụ cấp thiết”.

Cụ thể, Chính phủ thống nhất đề ra mục tiêu đến hết năm 2015, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của nước ta đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6: thời gian nộp thuế còn 121,5 giờ (hiện là 247 giờ); thời gian nộp bảo hiểm xã hội còn 49,5 giờ (hiện là 235 giờ); số doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 95%, nộp thuế điện tử tối thiểu 90%; giảm mạnh thời gian thông quan với hàng xuất khẩu (tối đa 13 ngày), hàng nhập khẩu (14 ngày); thành lập doanh nghiệp tối đa 6 ngày; tiếp cận điện năng còn 36 ngày (hiện là 70 ngày); phá sản doanh nghiệp còn 30 tháng (hiện là 60 tháng).

Đến năm 2016, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tối thiểu đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN - 4 (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines) trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế: khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện, bảo vệ nhà đầu tư, hải quan, nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc, cấp phép xây dựng, tiếp cận tín dụng, giải quyết tranh chấp thương mại…

Để tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong xu thế hội nhập sâu rộng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị xem xét, nghiên cứu cơ chế khuyến khích, ưu đãi tín dụng, thuế cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới. Đồng thời cần thông thoáng hơn về cơ chế hoạt động liên quan đến chuyên môn, nhân lực, liên doanh liên kết đối với những đơn vị sự nghiệp tự chủ, nhất là trong y tế, giáo dục.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng bên cạnh việc rà soát, giảm thời gian thực hiện quy trình triển khai thủ tục trên lý thuyết thì cần phải có giải pháp quyết liệt trong đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức trong quá tình thực hiện.

“Thực tế, cùng quy trình thủ tục nhưng nơi làm tốt, nơi làm kém cho thấy vấn đề con người rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta sửa thủ tục, quy trình là đúng song cần phải quan tâm đến việc đưa thủ tục đó vào cuộc sống ra sao, công khai, minh bạch và để xã hội, người dân giám sát chứ không thể giảm trên lý thuyết”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, tinh thần chung là các bộ, ngành, địa phương phải phấn đấu quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp, nỗ lực cao nhất để đạt và vượt kế hoạch đã đề ra cho năm 2015 - một năm có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Theo đó, trước hết cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, bởi đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Đảm bảo cung ứng đủ lao động cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp.

“Việc tháo gỡ khó khăn phải làm nhiều việc đồng bộ. Nhưng trước mắt cần tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung cải cách thủ tục hành chính. Môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính, thuế, đất đai, đăng ký kinh doanh,… vướng mắc cái gì phải tập trung tháo gỡ ngay cái đó để tạo môi trường thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp; không phải là hô hào, kêu gọi chung chung”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Đồng thời, tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô; giữ ổn định về tỷ giá, lãi suất; theo dõi để tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cho sản xuất, kinh doanh.

Theo VnEconomy

Cháy khu ổ chuột ở Philippines, hàng nghìn hộ dân mất nhà
World Cup
上一篇:Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
下一篇:Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở