当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kq hiroshima】Hiện trạng kinh tế cản trở tham vọng của Nga và Trung Quốc

【kq hiroshima】Hiện trạng kinh tế cản trở tham vọng của Nga và Trung Quốc

2025-01-10 20:06:14 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

hien trang kinh te can tro tham vong cua nga va trung quoc

Trật tự thế giới liệu có thay đổi?ệntrạngkinhtếcảntrởthamvọngcủaNgavàTrungQuốkq hiroshima

Nga và Trung Quốc từ lâu chia sẻ cùng một mục tiêu là ngăn chặn ảnh hưởng của phương Tây bằng cách dựng lên một trật tự thế giới mới dựa trên các nước mới nổi, trong đó Moscow và Bắc Kinh - hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) - giữ vai trò lãnh đạo. Trật tự đó được hình thành thông qua khối BRICS (tập hợp năm nước được cho là đang trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) bao gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, và ba nước “quan sát viên” Iran, Afghanistan và Pakistan.

Công cụ phát huy sức mạnh chính là Ngân hàng Phát triển BRICS, được khai trương ngay trước khi diễn ra các hội nghị thượng đỉnh ở Ufa, thủ đô nước Cộng hòa Bachkortostan thuộc Liên bang Nga vừa qua. Tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về mục tiêu chống trật tự tài chính hiện hành rất rõ: “Điều rất quan trọng là các quốc gia BRICS phải tự vệ chống lại các cuộc khủng hoảng và nỗ lực của những kẻ điều hành các hệ thống tài chính toàn cầu, đang lợi dụng ảnh hưởng của họ cho những mục tiêu chính trị”. Về phần mình, Trung Quốc cũng cho thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) để cạnh tranh với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), hiện đã có hơn 50 quốc gia tham dự.

Tuy nhiên, thời gian qua giá dầu sụt giảm và các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Moscow liên quan đến vấn đề Ukraine đã đẩy nền kinh tế Nga vào tình trạng suy thoái. Mới đây, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc khiến nước này “mất đi” hơn 3.000 tỷ USD vốn bất chấp hàng loạt biện pháp khẩn cấp nhằm cứu vãn thị trường. Hai diễn biến kinh tế mới này đang đe dọa tham vọng của Moscow và Bắc Kinh.

Thực vậy, cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc “rơi tự do” và triển vọng dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Iran đã kéo giá dầu giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đồng ruble của Nga. Giá dầu Brent Biển Bắc hạ xuống mức thấp nhất trong 3 tháng trở lại đây, đồng ruble mất giá, đạt mức 1 USD đổi 57 ruble. Các chuyên gia dự báo trong trường hợp xấu nhất, đồng ruble có thể rơi xuống ngưỡng 1 USD đổi được 65 ruble. Giám đốc Ngân hàng VTB24 của Nga Mikhail Zadornov cho biết có hai yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế nước Nga. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng Hy Lạp làm mất giá các đồng tiền ở khu vực Trung Âu (Ba Lan, Cộng hòa Séc), các nước khu vực Balkan, những nơi có chi nhánh của các ngân hàng Hy Lạp, trong đó có cả đồng ruble. Trong giai đoạn này, đồng ruble sẽ sụt giảm giống như các tiền tệ khác không nằm trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Thứ hai, khủng hoảng tại Hy Lạp cũng góp phần làm giảm giá dầu, chưa kể khả năng vấn đề hạt nhân của Iran được giải quyết, đưa Tehran trở lại thị trường cung cấp dầu mỏ thế giới, từ đó kéo giá dầu sụt giảm.

Dù Tổng thống Putin đã cố trấn an, nhưng thực tế cho thấy tình trạng không mấy sáng sủa kể trên còn dẫn đến một hậu quả khác: Cả Moscow lẫn Bắc Kinh, hai đầu tầu của khối BRICS, đều không thể lợi dụng những khó khăn mà Eurozone đang phải đối mặt do cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读