Để thúc đẩy các cơ hội kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào tỉnh,ăngsứchútđầutưvàokhucôngnghiệcelaya fc Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp theo quy hoạch, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng Khu công nghiệp khoa học - công nghệ; thành lập khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí… Bình Dương tiếp tục đầu tư mới và mở rộng các KCN hiện hữu nhưng hướng tới các chuẩn mực cao hơn về khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường. Trong ảnh: KCN Bàu Bàng Sớm hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp Đến nay, Bình Dương đã có 29 khu công nghiệp (KCN) được thành lập (trong đó có 28 KCN đã đi vào hoạt động). Các KCN đã đi vào hoạt động đều có tỉ lệ lấp đầy diện tích cao, góp phần đưa Bình Dương vào nhóm các địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước. Hiện nay, Ban Quản lý Các KCN Bình Dương đang tổ chức lập nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5000) KCN chuyên ngành cơ khí (KCN Bắc Tân Uyên I), dự kiến xây dựng tại địa bàn TP.Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. KCN này có diện tích khoảng 800 ha với mục tiêu thu hút các ngành cơ khí theo hướng công nghệ cao, tự động hóa, ít thâm dụng lao động. Bên cạnh đó, Ban Quản lý đã hoàn tất việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) KCN Mỹ Phước I và KCN Mỹ Phước II; đã thẩm định và phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) KCN Việt Nam - Singapore III (giai đoạn 2) với diện tích 803,55 ha và Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) KCN Cây Trường với diện tích 700 ha. Ban quản lý cũng đang tiếp tục tổ chức thực hiện lập nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) KCN Đất Cuốc. Ông Nguyễn Trung Tín, Trưởng ban Quản lý Các KCN Bình Dương, cho biết năm 2024 Bình Dương đẩy nhanh việc mở rộng diện tích các KCN theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngay sau khi HĐND tỉnh thông qua Đồ án Quy hoạch KCN Việt Nam - Singapore III (giai đoạn 2) rộng hơn 800 ha và KCN Cây Trường rộng 700 ha, các KCN này đang tích cực được triển khai, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sẵn sàng mặt bằng sạch để đón thêm dòng vốn đầu tư mới. Đại diện KCN Việt Nam - Singapore giới thiệu cơ sở hạ tầng KCN cho các nhà đầu tư Thêm nhiều cơ hội mới 28 KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy diện tích sử dụng đạt gần 94%, đã đưa Bình Dương trở thành địa phương có tỷ lệ lấp đầy KCN cao nhất cả nước. Trong 10 tháng năm 2024, các doanh nghiệp trong các KCN tiếp tục hoạt động ổn định. Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ triển khai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN theo quy hoạch; chuẩn bị tốt các điều kiện, thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác; khai thác cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để chủ động đón dòng vốn FDI mới. Hiện Bình Dương đang đẩy nhanh xây dựng chính sách và triển khai thực hiện hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi công năng các cơ sở sản xuất công nghiệp ở phía Nam của tỉnh sang phát triển thương mại, dịch vụ, đô thị và công nghiệp công nghệ cao phù hợp với quy hoạch. Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết Bình Dương định hướng trong thời gian tới sẽ thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Để hiện thực hóa nhiệm vụ này, Bình Dương đang tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư sớm xây dựng KCN cơ khí và KCN công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh. KCN cơ khí không chỉ phục vụ lĩnh vực ô tô mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực công nghiệp khác. UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý Các KCN Bình Dương phối hợp với các đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn tất các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư các KCN Đại Đăng, Rạch Bắp, Đất Cuốc, Sóng Thần III… để các KCN này vận hành ổn định, tạo thuận lợi cho hoạt động thu hút đầu tư. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cho biết Bình Dương đang tăng cường hơn nữa quỹ đất cho phát triển KCN; chuẩn bị tốt các điều kiện, thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác; khai thác hiệu quả cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để chủ động đón dòng vốn FDI mới. Ngoài những dự án động lực đang được triển khai, Bình Dương tiếp tục thực hiện tuyến đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa bàn tỉnh, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; song song đó hoàn thiện nhiều tuyến đường cấp huyện, kết nối liên vùng và nội vùng, tạo thuận lợi trong thông thương hàng hóa đến sân bay và cảng biển. Bằng nhiều giải pháp như cải thiện môi trường kinh doanh, đồng hành cùng nhà đầu tư và doanh nghiệp, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng... các KCN tiếp tục là khu vực tạo lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đến tháng 10-2024, các KCN tại Bình Dương có 3.179 dự án còn hiệu lực, bao gồm 2.493 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 30,24 tỷ đô la Mỹ và 686 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 95.051 tỷ đồng. Theo phương án phát triển hệ thống KCN tại Bình Dương, đến năm 2030 toàn tỉnh có 43 KCN với tổng diện tích khoảng 18.600 ha. |