【bxh vdqg nữ mexico】Cách nào gia tăng xuất khẩu gia vị vào châu Phi, Trung Đông?
Xuất khẩu cà phê vào châu Phi: Hấp dẫn nhưng đầy thách thức | |
Xuất khẩu hồ tiêu đối mặt khó khăn | |
Đi UAE 1 chuyến,áchnàogiatăngxuấtkhẩugiavịvàochâuPhiTrungĐôbxh vdqg nữ mexico doanh nghiệp “chốt” ngay đơn xuất khẩu 10 tấn tiêu |
Ảnh minh hoạ Ảnh: Nguyễn Hiền |
Trị giá xuất khẩu khiêm tốn
Phát biểu tại “Phiên tư vấn xuất khẩu gia vị sang thị trường Trung Đông và châu Phi” chiều ngày 27/7, ông Lê Việt Anh, Chánh Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết: 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 125.553 tấn hồ tiêu, đạt trị giá 568,8 triệu USD, giảm 19% về lượng nhưng tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trung Đông, châu Phi không phải là thị trường xuất khẩu lớn của ngành hàng gia vị Việt Nam. Nửa đầu năm 2022, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông đạt 18.252 tấn, giảm 18,8% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang thị trường châu Phi 6.696 tấn, giảm 26,6% so với cùng kỳ năm trước.
Với mặt hàng quế, trong nửa đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 1.660 tấn quế vào Trung đông, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang châu Phi 1.380 tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
“Ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Đông Âu khiến giá dầu tăng cao, lạm phát kinh tế đã ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân. Rào cản kỹ thuật ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu cộng hưởng với sức cạnh tranh quyết liệt từ các cường quốc sản xuất gia vị như Indonesia, Brazil… tại các thị trường này đã gây khó cho xuất khẩu gia vị của Việt Nam”, ông Lê Việt Anh lý giải nguyên nhân khiến hàng gia vị Việt chưa khai thác tốt thị trường châu Phi, Trung Đông.
Trung Đông, châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu các mặt hàng gia vị. Lý do là bởi, các quốc gia khu vực này sản xuất nông nghiệp hạn chế, phải nhập khẩu nhiều loại nông sản, trong đó có gia vị. Mặt khác, gia vị sản xuất nội khối không có tính cạnh tranh trực tiếp với gia vị Việt Nam.
Đơn cử như tại thị trường Iran, hàng năm quốc gia này tiêu thụ 220.000 tấn gia vị, trong đó nhập khẩu hơn 170.000 tấn. Do lượng nhập khẩu lớn, Iran được coi là trung tâm phân phối mặt hàng này của cả thế giới.
“Tuy nhiên, đối tác thường nhập khẩu sản phẩm thô, mặc dù vẫn giữ xuất xứ “Made in Việt Nam” nhưng yêu cầu đóng logo của đối tác. Điều này dẫn tới gia vị Việt Nam tại thị trường này chưa có thương hiệu, độ nhận diện không cao”, bà Nguyễn Thị Hiền Giang, Giám đốc Công ty TNHH TM Lâm Thành Hưng nói.
Lựa phương thức thanh toán phù hợp
Nhìn nhận “bức tranh” xuất nhập khẩu nói chung giữa Việt Nam và thị trường châu Phi, Trung Đông, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu xăng dầu, hạt điều, nhựa… từ Trung Đông, châu Phi và xuất khẩu sang khu vực trên gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, máy móc thiết bị, điện tử, dệt may, giày dép.
Tại châu Phi, có những quốc gia nằm sâu trong lục địa chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc ở Tây và Trung Phi rất khó khăn về trồng trọt, sản xuất lương thực thực phẩm nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Vì thế, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản, thực phẩm, rau củ quả vào châu Phi rất lớn.
Khi xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường Trung Đông, châu Phi, doanh nghiệp nên đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, quy cách đóng gói, đạt các chứng chỉ về an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định giá, có chứng chỉ Halal là một lợi thế.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro như: đối tác thanh toán chậm, không có khả năng thanh toán, rủi ro về tỷ giá.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng gặp rủi ro trong tranh chấp về hợp đồng mua bán như khối lượng, trọng lượng hàng hóa, thời gian giao hàng, tranh chấp liên quan đến chủ thể của hợp đồng do người ký hợp đồng không có năng lực nhập khẩu.
Để hạn chế những rủi ro trên, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ khuyến cáo: các doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi giao dịch; điều tra thương nhân, cảnh giác với các thương vụ quá hấp dẫn, tìm hiểu thông tin qua các Thương vụ Việt Nam tại địa bàn Trung Đông, châu Phi, Phòng thương mại công nghiệp nước sở tại.
“Trong quá trình giao dịch, doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp như: phương thức chuyển tiền hay phương thức nhờ thu,..., đồng thời cũng nên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia pháp lý và thanh toán quốc tế”, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ nhấn mạnh.
Trung Đông, châu Phi là khu vực có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, tiếp giáp với cả 3 châu lục là châu Á, châu Âu và châu Phi, là địa bàn trung chuyển hàng hóa đi các khu vực xung quanh. Khu vực này có quy mô lớn, nhiều nước đang tiến hành đô thị hóa nhanh, doanh nghiệp có thể liên kết hợp tác mở rộng xuất khẩu, đầu tư. Bên cạnh đó, khu vực thị trường này còn tương đối "dễ tính" nên các doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa hàng hóa sang. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/986a791125.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。