【ltd bóng đá hom nay】Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cạnh tranh

  发布时间:2025-01-25 16:35:03   作者:玩站小弟   我要评论
Cùng với Luật Tố cáo, Luật Quốc phòng, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) vừa được th&oc ltd bóng đá hom nay。

Cùng với Luật Tố cáo,ệnkhunkhổphplvềcạltd bóng đá hom nay Luật Quốc phòng, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV với nhiều quy định mới nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bổ sung cơ chế nhằm tăng hiệu quả thực thi của cơ quan cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh năm 2018 ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn nữa trong việc đảm bảo quyền cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

Phạm vi điều chỉnh được mở rộng           

So với Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh năm 2018 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế. Trong đó, một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm, ủng hộ lớn của cộng đồng doanh nghiệp là phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của luật đã được mở rộng.

Cụ thể, luật quy định điều chỉnh cả hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam cho dù hành vi được thực hiện ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh này nhằm tạo hành lang pháp lý để điều tra, xử lý toàn diện mọi hành vi cạnh tranh dù xảy ra tại đâu nhưng có tác động hoặc có khả năng gây tác động tiêu cực đối với cạnh tranh trên thị trường Việt Nam, góp phần bảo đảm cạnh tranh lành mạnh cho thị trường trong nước.

Để đảm bảo tính khả thi của việc mở rộng phạm vi điều chỉnh, luật quy định Ủy ban cạnh tranh quốc gia thông qua các cam kết quốc tế về cạnh tranh trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương, có trách nhiệm tiến hành các hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh để kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý đối với các hành vi được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.

Trong trường hợp không có điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác, cơ quan cạnh tranh sẽ hợp tác với các cơ quan cạnh tranh các nước thông qua các diễn đàn quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn cạnh tranh quốc tế (ICN), Diễn đàn cạnh tranh các nước Đông Á và các thỏa thuận hợp tác song phương giữa các cơ quan cạnh tranh.

Tăng hiệu quả thực thi của cơ quan cạnh tranh

Theo quy định của luật, Ủy ban cạnh tranh quốc gia được thành lập trên quan điểm tổ chức lại các cơ quan cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2004 bao gồm Cơ quan quản lý cạnh tranh (hiện nay là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) và Hội đồng cạnh tranh.

Đây là điểm mới quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả thực thi của cơ quan cạnh tranh. Mô hình Ủy ban cạnh tranh quốc gia được xem là phù hợp với xu hướng chung của thế giới, đồng thời giúp thu giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả phù hợp với bối cảnh kinh tế và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động, luật cũng quy định cụ thể mô hình, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Ủy ban cạnh tranh quốc gia nhằm bảo đảm vị thế và tính độc lập của cơ quan này trong tiến hành tố tụng cạnh tranh, qua đó tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan này.

Trong tố tụng cạnh tranh, Ủy ban cạnh tranh quốc gia là cơ quan tiến hành thông suốt các hoạt động tố tụng từ phát hiện, điều tra đến xử lý hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Ngoài ra, một điểm mới nữa của Luật Cạnh tranh năm 2018 là cách tiếp cận về kiểm soát tập trung kinh tế trong luật có sự thay đổi căn bản. Theo đó, tập trung kinh tế (bao gồm các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh,…) được xem là quyền của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh gắn với quyền tự do kinh doanh.

Luật không quy định cấm tập trung kinh tế một cách cứng nhắc dựa trên mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan như trong Luật Cạnh tranh năm 2004, mà thay vào đó chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Doanh nghiệp được tiến hành tập trung kinh tế nếu việc tập trung kinh tế không tác động tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường.

Theo đánh giá, với quy định này, luật đã thể hiện được quan điểm tiến bộ là luôn tôn trọng và cho phép doanh nghiệp được quyền thông qua hoạt động tập trung kinh tế để phát triển kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện quyền kiểm soát bằng pháp luật để đảm bảo việc tập trung kinh tế không gây tác động tiêu cực tới môi trường cạnh tranh và chỉ can thiệp trong trường hợp việc tập trung kinh tế có nguy cơ gây tổn hại cho môi trường cạnh tranh.

ĐÌNH BẢO tổng hợp

相关文章

最新评论