【ty so truc tiep】Mỹ phẩm “dởm” một bước phù phép lên hàng hiệu

  发布时间:2025-01-25 21:53:12   作者:玩站小弟   我要评论
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm vi phạm tại 2 cửa hàng phụ liệu tócKhám xét xe tải chở trên 76.000 sản p ty so truc tiep。
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm vi phạm tại 2 cửa hàng phụ liệu tóc
Khám xét xe tải chở trên 76.000 sản phẩm hàng hóa Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm
Lạng Sơn: Phát hiện lô mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Lực lượng QLTT Hà Nội tiêu hủy lô nước hoa, mỹ phẩm... trị giá gần 2 tỷ đồng trong tháng 7/2021. 	Nguồn Tổng cục QLTT
Lực lượng QLTT Hà Nội tiêu hủy lô nước hoa, mỹ phẩm... trị giá gần 2 tỷ đồng trong tháng 7/2021. Nguồn Tổng cục QLTT

Khó phân biệt thật-giả

Theo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), việc quảng cáo, bán mỹ phẩm trên thương mại điện tử, internet, mạng xã hội, các ứng dụng trực tuyến... ngày càng phổ biến. Đây là môi trường thuận lợi để các đối tượng vi phạm lợi dụng bán các sản phẩm mỹ phẩm giả, kém chất lượng nhằm trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Mỹ phẩm giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được sản xuất khá tinh vi, rất khó phân biệt.

Thời gian qua, lực lượng chức năng (Công an, QLTT…) đã phát hiện, xử lý nhiều cơ sở sản xuất, đóng gói mỹ phẩm giả, kém chất lượng trong nước (tự pha chế nguyên liệu, đóng gói, pha trộn, phân phối…) và mỹ phẩm nhập lậu. Có những lô mỹ phẩm giả bị lực lượng chức năng thu giữ, đối tượng đã sản xuất ở nước ngoài, rồi vận chuyển về Việt Nam. Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả bị lực lượng chức năng “sờ gáy” còn trang bị đầy đủ các dụng cụ, máy móc pha chế, đóng gói, dán nhãn…

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục QLTT) Nguyễn Đức Lê cho biết, mỹ phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường cũng như nguyên liệu, hương liệu để sản xuất mỹ phẩm giả chủ yếu có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập lậu và xách tay về Việt Nam tiêu thụ. Có trường hợp mỹ phẩm nhập lậu vào Việt Nam còn chưa gắn nhãn mác giả mạo và khi pha chế, sang chiết, đóng gói… mới được các đối tượng gắn nhãn hiệu nổi tiếng để đưa ra thị trường tiêu thụ. Không những vậy, các đối tượng còn lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh các loại hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không bảo đảm an toàn… Đây cũng là khó khăn đối với lực lượng chức năng do thiếu các công cụ hiệu quả để giám sát, theo dõi giao dịch cũng như truy xuất các đối tượng giao dịch, địa điểm kinh doanh, địa điểm cất giữ hàng hóa.

Mỹ phẩm “dởm” một bước phù phép lên hàng hiệu

Người tiêu dùng nên cảnh giác

Để đấu tranh, ngăn chặn, thời gian qua, ngoài việc chủ động thu thập thông tin, khảo sát thị trường và tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm, Tổng cục QLTT đã chỉ đạo lực lượng QLTT các địa phương tổ chức tuyên truyền, ký cam kết tới từng hộ kinh doanh tại những địa bàn trọng điểm để nâng cao nhận thức và giúp các cơ sở kinh doanh chủ động, tự giác phòng tránh hàng giả, kém chất lượng. Cùng với đó, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Công an để tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp trong công tác đấu tranh phòng chống mỹ phẩm giả, kém chất lượng.

Ông Nguyễn Đức Lê khuyến cáo, mua phải mỹ phẩm giả, người tiêu dùng vừa mất tiền vừa tổn hại tới sức khỏe. Vì vậy, người tiêu dùng nên mua mỹ phẩm của những cơ sở có uy tín, không nên mua mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Người tiêu dùng cần lưu ý các thông tin trên bao bì, nhãn hàng hóa, hạn sử dụng, địa chỉ nơi sản xuất, công bố chất lượng. Đối với mỹ phẩm nhập khẩu người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ của mỹ phẩm, nhất là nhãn phụ bằng tiếng Việt phải đầy đủ thông tin bắt buộc theo quy định pháp luật Việt Nam, cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phải rõ ràng.

Người tiêu dùng cũng nên cảnh giác với các sản phẩm giá rẻ bất thường, các sản phẩm giá quá rẻ so với thị trường có thể tiềm ẩn nguy cơ không bảo đảm chất lượng, hàng giả... Người tiêu dùng cần phản ánh kịp thời khi phát hiện các hành vi vi phạm trong kinh doanh mỹ phẩm cho các cơ quan chức năng như: QLTT, Công an… để được xử lý cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình kịp thời.

Theo báo cáo thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN.

相关文章

最新评论