Liên tục từ cuối tháng 5 và đầu tháng 6,độngnguyhiểmchựcchờkhidngđiệnxuyệtcchuộsoi kèo nice hôm nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ người dùng điện xuyệt cá, chuột rồi bị điện giật tử vong; thương tâm nhất là có 1 vụ 2 chết... Dù những cái chết từ việc dùng điện để đánh bắt cá, xuyệt chuột đã được cảnh báo thường xuyên nhưng vì lợi ích trước mắt, nhiều người đã bỏ ngoài tai... Hiện trường nơi anh T, ở ấp 11, thị trấn Vĩnh Viễn tử vong. Đầu tháng 6, Công an thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ nhận được tin báo xảy ra 1 vụ chết người tại ấp 11, thị trấn Vĩnh Viễn. Nhanh chóng đến hiện trường và điều tra ban đầu, công an xác định nạn nhân tử vong do điện giật. Cụ thể, khoảng 18 giờ ngày 31-5, anh T., ở ấp 11, dùng bình ắc quy và bộ tăng áp (xuyệt) để xuyệt bắt chuột. 3 giờ sau, sau một thời gian trông ngóng không thấy con về nên bà N. đi kiếm thì phát hiện anh đã chết dưới mương. Hay trường hợp của vợ chồng anh K. và chị H., ở ấp Phú Xuân, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, kéo điện sinh hoạt từ nhà ra vườn hơn 100m xuyệt cá trên mương ruộng lúa thì bị điện giật tử vong. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy trên cơ thể 2 nạn nhân có các vết bong tróc, da khô cứng nghi do bị điện giật. Trước đó, cuối năm 2019, một vụ việc tương tự cũng đã xảy ra trên địa bàn thành phố Vị Thanh. Cụ thể, anh P., ngụ ấp Thạnh Quới 2, xã Hỏa Tiến, một mình lên chiếc vỏ lãi đi đánh bắt cá bằng xung điện (điện bình) trên các kênh rạch ở ấp. Sáng hôm sau, gia đình không thấy anh P. về, tổ chức đi tìm thì phát hiện anh P. chết do bị điện giật trong kênh rừng tràm. Dùng điện sinh hoạt với hiệu điện thế 220V để đánh bắt cá tôm, chuột hay động vật khác cực kỳ nguy hiểm, bởi chỉ một chút bất cẩn sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Với việc dùng bình để biến thế xuyệt cũng không ngoại lệ vì hiệu điện thế của nó vượt mức chịu đựng của con người. Bởi thông thường, bộ tăng áp để xuyệt từ bình ắc quy có hiệu điện thế từ 110V trở lên. Trong khi đó, cơ thể con người chỉ có thể chịu đựng được hiệu điện thế từ 40V trở lại, trên 40V là mức nguy hiểm. Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng tỉnh đã phát hiện, xử lý trên 70 trường hợp sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản trái phép, trong đó đã khởi tố 1 vụ, 1 đối tượng về hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện Long Mỹ. Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: “Với đặc thù địa bàn tỉnh có nhiều khu vực nội đồng, kênh, rạch nên nghề khai thác thủy sản được xem là nghề phụ của người dân ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, do nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm sút nên để đánh bắt được cá, tôm… người dân đã sử dụng các loại dụng cụ cấm, đặc biệt là sử dụng xung điện, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro…”. Theo quy định, hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị hình sự. Trong đó, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Chỉ thị số 01/1998 và Chỉ thị số 19/2014 về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Nội dung chỉ thị nêu rõ: “Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước”. Còn theo quy định tại Điều 28 Nghị định 42/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản có thể bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng. Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân, thời gian qua các lực lượng chức năng tỉnh đã tổ chức ra quân, tuyên truyền, vận động, tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm khi sử dụng xung điện. Theo đó, Công an tỉnh khuyến cáo người dân tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không sử dụng điện để đánh bắt thủy sản. Khi phát hiện trường hợp sử dụng điện để đánh bắt thủy sản, đề nghị người dân báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý theo quy định. Còn theo ông Đặng Ngọc Giao, tới đây, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân ý thức được tác hại, nguy hiểm của việc sử dụng điện khai thác thủy sản. Đồng thời phối hợp cùng lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, cũng như xử lý nghiêm những hành vi vi phạm như đánh bắt, khai thác thủy sản bằng xung điện, ghe cào có gắn bộ kích điện, các loại dụng cụ cấm nói chung nhằm kịp thời chấn chỉnh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Bài, ảnh: Đ.B |