Hoạt động phân tích, kiểm định tại Cục Kiểm định Hải quan. Ảnh: H.N
Theo đó, trường hợp kiểm định về mã số hoặc kiểm định các chỉ tiêu liên quan đến phân loại mã số hàng hóa thì đơn vị gửi mẫu lập hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại theo các quy định hiện hành về phân tích để phân loại tại Thông tư 14/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, Quy chế 2999 và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Trường hợp kiểm định về tiền chất, chất cấm hồ sơ yêu cầu kiểm định phải ghi rõ tên hoạt chất nghi ngờ và tên văn bản pháp lý quy định (tên văn bản/số văn bản quy đinh, trích dẫn tên mục/số mục trong văn bản).
Nội dung kiểm định khác hồ sơ yêu cầu kiểm định ghi rõ nội dung kiểm định, kiểm định nhằm mục đích gì và theo văn bản quu định nào (ghi rõ tên/số văn bản quy định).
Trong trường hợp cùng mẫu hàng hóa nhưng vừa thực hiện kiểm định, vừa thực hiện phân tích để phân loại thì lập riêng hồ sơ kiểm định và hồ sơ phân tích để phân loại theo như quy định tại Quy chế 2999.
Quy chế 2999 ban hành thay thế Quyết định số 2131/QĐ-TCHQ ngày 31/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về phân tích để phân loại hàng hóa; Phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK. Theo đó, Quy chế 2999 gồm 6 Chương 29 Điều quy định đến đối tượng, phạm vi hàng hóa phân tích, kiểm định, nguyên tắc phân tích, kiểm định, đơn vị kiểm định và kiểm định, phân tích mẫu hàng hóa tại các tổ chức giám địnhvà các đơn vị kỹ thuật chuyên môn của các bộ quản lý chuyên ngành. |