Chuyển nhiệm vụ xử lý tồn tại,ònnhiềunhiệmvụdởdangcủadoanhnghiệpnhànướckhichuyểngiaovềquotsiêuủkqbd tottenham yếu kém của 12 dự án ngành công thương | |
Chuyển Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về Bộ Giao thông vận tải? |
Trong năm 2019, có rất nhiều nhiệm vụ triển khai thực hiện trước năm 2017 nhưng chưa được các cơ quan đại diện chủ sở hữu triển khai, trong đó có một số dự án lớn. Ảnh minh họa. |
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều tối ngày 3/3, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho hay, thực hiện Nghị định 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ, 19 tập đoàn, tổng công ty được bàn giao nguyên trạng từ 5 bộ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhận được biên bản bàn giao từ các bộ về có 259 nhiệm vụ dở dang, trong đó còn rất nhiều nhiệm vụ theo nguyên tắc phải triển khai thực hiện từ các cơ quan chủ sở hữu đã thông qua, phê duyệt trước năm 2017, tức là trước khi được chuyển về Ủy ban. Thậm chí có dự án triển khai dở dang 10 năm, 20 năm.
Bà Hà cho biết, theo nguyên tắc khi chuyển giao cần chuyển giao nguyên trạng. Nhưng qua quá trình triển khai thực hiện, Ủy ban nhận thấy do vướng các dự án đầu tư công nên một số quy trình, trình tự, thủ tục chưa rõ.
Do đó, Ủy ban sẽ yêu cầu làm rõ những nội dung này. Khi nào đưa ra phương án phù hợp thì mới có căn cứ trình các cấp thẩm quyền thực hiện trình tự thủ tục theo đúng pháp luật.
Theo cơ quan này, hiện đang có 5 tập đoàn, tổng công ty sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tiêu biểu như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, vốn ngân sách nhà nước vẫn đang giao về Tập đoàn để triển khai các dự án đầu tư cũng như các dự án liên quan về công tác chuyển tải, nối điện về nông thôn. Đồng thời Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng bố trí vốn cho các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số dự án thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam…
Tuy nhiên, có 2 đơn vị là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam, từ trước đến nay vẫn được giao vốn qua Bộ Giao thông vận tải.
Trong đó, liên quan đến công tác bảo trì kết cấu hạ tầng, có 2 luồng ý kiến là vẫn triển khai như những năm trước hoặc theo cơ chế đặt hàng. Nhưng nếu thực hiện theo cơ chế đặt hàng thì dù ở Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hay Bộ Giao thông vận tải thì vẫn phải thực hiện theo cơ chế chung.