Theầnnguồnvốnđểpháttriểncôngnghiệphỗtrợtỷ số leganeso đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam còn quá thấp so với các nước. Cụ thể, đến nay, Việt Nam mới nội địa hóa được khoảng 22,4%, ngay lĩnh vực xe máy phát triển nhất cũng chỉ đạt từ 40 đến 75%, phần lớn các DN này có vốn đầu tư nước ngoài và các DNNVV địa phương. Lĩnh vực máy móc phục vụ khối văn phòng cũng chỉ đạt từ 30 đến 40%, riêng lĩnh vực ô tô chỉ nội địa hóa được 5 - 10%.
Trong khi đó, CNHT ở Thái Lan (chủ yếu phục vụ công nghiệp ô tô), tỷ lệ nội địa hóa chiếm 56%. Còn ở Malaysia, CNHT chủ yếu phục vụ cho thiết bị điện và điện tử với tỷ lệ nội địa hóa 45%.
Ông Kyoshiro Ichikawa, Trưởng Nhóm Công tác 4-1, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản cho rằng, cần phát triển song song CNHT phục vụ cho công nghiệp ô tô thì mới có thể phát triển ngành này.
Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được thành lập vào năm 2003 nhằm cải thiện tính cạnh tranh và môi trường đầu tư dựa trên hiệp định giữa Thủ tướng hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Tới nay, 4 giai đoạn đã được thực hiện với mỗi kỳ 2 năm. Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí thực hiện giai đoạn 5. |
Tuy Chính phủ Việt Nam đã quan tâm và ban hành một số quy định để thúc đẩy phát triển CNHT, nhưng đến nay các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực CNHT còn gặp không ít khó khăn.
Theo bà Trịnh Thị Hương, Phó trưởng Phòng Phát triển DNNVV, Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khó khăn nhất của các DNNVV vẫn là vốn, trong đó có khoảng 30% DNNVV vay được vốn từ ngân hàng, 90% là không tiếp cận vốn vay ưu đãi; 42% DN không thể vay được vốn; 71% DN vay vốn với lãi suất cao trên 17%.
Để phát triển CNHT ở Việt Nam, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, cần có sự hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ nguồn nhân lực cho các DNNVV trong lĩnh vực CNHT, đồng thời có kế hoạch thu hút các DN đầu tư nước ngoài. Việc thành lập quỹ phát triển DNNVV là cần thiết, từ đó để hỗ trợ tài chính cho các DNNVV có các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của nhà nước.
Riêng đối với DN, ông Kyoshiro Ichikawa khuyến nghị, DN Việt Nam cần chú trọng tới 3 yếu tố là chất lượng, thời gian giao hàng và chi phí. Đặc biệt, khi làm ăn với DN Nhật Bản, DN Việt Nam cần chú ý giữ chữ tín bởi các DN Nhật Bản nói rằng, DN Việt Nam thiếu sót về vấn đề chất lượng, không đảm bảo về thời gian giao hàng.
“Bản thân DN không tự giải quyết được vấn đề của mình nên DNNVV cần có sự hợp tác với nhau để hình thành hiệp hội, thông qua đó đề xuất các cơ chế với Chính phủ và cơ quan liên quan”, ông Kyoshiro Ichikawa nói.
Phan Thu