【lich giai y】Doanh nhân Việt dạy con như thế nào để có thể kế nghiệp những công ty gia đình?

  发布时间:2025-01-10 16:19:40   作者:玩站小弟   我要评论
Doanh nhân Việt dạy con như thế nào để có thể kế nghiệp những công ty gia đì lich giai y。

Doanh nhân Việt dạy con như thế nào để có thể kế nghiệp những công ty gia đình?ânViệtdạyconnhưthếnàođểcóthểkếnghiệpnhữngcôngtygiađìlich giai y

Con gái ông Mai Hữu Tín hay ông Vũ Văn Tiền chia sẻ từng làm ở rất nhiều nơi và làm vô số việc trước khi gia nhập công ty gia đình.

Học từ rửa bồn cầu trong một phút, cho đến dọn giường chỉ 2 phút...

Tại buổi tọa đàm Câu chuyện chuyển giao thế hệ do Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ tổ chức, các doanh nhân thế hệ F2 đã chia sẻ câu chuyện đi tìm kiếm những kiến thức, kinh nghiệm cuộc sống, tích luỹ cho quá trình tiếp quản doanh nghiệp gia đình.

Mai Ngọc Hảo, con gái ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Gỗ Trường Thành hiện làm việc tại một khách sạn thuộc hệ sinh thái doanh nghiệp của gia đình. Cô cho biết đã dành hơn 3 năm học quản trị khách sạn ở Thụy Sĩ và trải qua tất cả công việc từ thấp nhất trong khách sạn, nhà hàng như rửa bồn cầu trong vòng 1 phút, dọn giường trong vòng 2 phút, làm ở bộ phận tiền sảnh và tiếp thị, quản trị doanh thu tại những chuỗi khách sạn rất nhỏ. 

Mai Ngọc Hảo, con gái ông Mai Hữu Tín chia sẻ về những khó khăn của thế hệ F2 trước khi nhận chuyển giao doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp cuối năm 2016 và về nước làm việc trong tập đoàn, cô nhận ra bản thân biết nhiều về cách vận hành khách sạn nhưng lại rất thiếu kiến thức về đầu tư, đánh giá hiệu quả của một dự án. Mai Ngọc Hảo lại xin vào mảng định giá tài sản tại tại công ty phát triển đầu tư dự án có trụ sở ở Singapore. Sau 4 tháng thực tập, cô đã trở thành trợ lý Tổng giám đốc của công ty. 

"Tôi đã học hỏi được rất nhiều trong giai đoạn đó, từ các kiến thức, thực tế, đến câu chuyện về cách để quản lý cảm xúc. Về nhà có thể khóc nhưng trước mặt người khác luôn phải giữ bình tĩnh và nhìn nhận mọi vấn đề", cô nói.

Là người gánh vác trách nhiệm nhận chuyển giao tại Ngân hàng An Bình, Vũ Thị Thu Quỳnh, con ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQT nhà băng này, cô chia sẻ ngay từ nhỏ đã có ước mơ được tham gia vào lãnh đạo doanh nghiệp gia đình và được bố mẹ nhìn nhận với ánh mắt tự hào. Tuy nhiên, chị lại gặp khó khăn khi trước khi bắt tay vào nghề lại không có hiểu biết về ngành tài chính. 

“Tôi không có kiến thức nền về mảng này, điều duy nhất tôi nắm được đó là cách tổ chức công việc. Bởi vậy tôi đã chủ động tìm những người thầy đầu tiên là lãnh đạo ngân hàng lớn, trước khi gia nhập Ngân hàng An Bình", cô cho biết, đồng thời chia sẻ không nhờ bố để tìm kiếm các công việc đó.

Khi về làm ở An Bình Bank, cô cho biết cũng không ngần ngại xông thẳng vào tiền tuyến như nhận vị trí trưởng phòng giao dịch để tạo áp lực cho bản thân và hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Tuy nhiên, có những giai đoạn cô vẫn thừa nhận là "vô cùng khó khăn".

“Ở chi nhánh, chỉ tiêu kinh doanh được áp xuống từng ngày nên sẽ không có ai đợi tôi mãi được. Bản thân tôi bắt buộc phải giải quyết các vấn đề”. Hiện 9X làm Giám đốc một chi nhánh của ABBank.

Vũ Thị Thu Quỳnh chia sẻ 2 tháng đầu là giai đoạn vô cùng khó khăn

Phải "đủ giờ bay" và "vì con xứng đáng, chứ không phải bởi là con ba"

Theo ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam, câu chuyện chuyển giao thế hệ trong doanh nghiệp gia đình là quá trình cần được nhận thức sớm từ thế hệ bố mẹ. 

Tuy nhiên, ông cho biết, từ đầu không quyết tâm con cái phải làm đúng nghề của bố mẹ. Song điều cần được đào tạo đầu tiên theo ông là nền tảng tri thức. Thứ hai là nghị lực và khả năng tự ra quyết định. Ông cho rằng, việc tự ra quyết định sẽ rèn luyện được bản lĩnh rất sớm, đưa ra vấn đề và giải quyết nó.

"Và yếu tố thứ ba là phải có ước mơ. Ước mơ gì cũng tốt, phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi cá nhân, nhưng tôi tôn trọng sở thích tuổi trẻ. Đến năm 14 tuổi là năm định hình quan trọng, quyết định tương lai con sẽ đi về đầu. Ở thời điểm này tôi nói chuyện rất nhiều với các con về định hướng công việc", ông Hải nói. 

Ông lấy ví dụ cụ thể, khi đó, có trao đổi với con trai (Nguyễn Minh Nhật, hiện là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Alphanam E&C) rằng hai mươi năm sau, quản trị tài chính là công cụ đắc lực nhất để quản trị doanh nghiệp, và khơi dậy sự hứng thú, đam mê ở con.

Chủ tịch HĐQT Alphanam cũng cho rằng, quá trình chuyển giao không thể nóng vội. "Sớm nhất 30 tuổi mới 'đủ giờ bay' để làm quản lý. Khi bản thân làm bằng 4,5 lần người khác thì mới ngấm dần và trở nên khác biệt”, Chủ tịch Alphanam bày tỏ. Cũng với suy nghĩ đó, khi mới về nước, Minh Nhật được ông Hải giao cho làm ở nhà máy sơn Kansai, phải đi xe buýt của nhà máy đi làm trong suốt một thời gian dài, cuối tuần là lăn lộn đi phát triển mạng lưới phân phối sơn khắp các tỉnh thành. 

Ông cũng khẳng định, việc chuyển giao cần sự nỗ lực, quyết tâm của con cái. Còn thế hệ bố, mẹ khi đã chuyển giao thì rất nhanh và giao hết để khuyến khích khả năng tự quyết định của các con.

“Bản thân tôi khi chuyển giao là bàn giao toàn bộ phòng làm việc cho con trai và chấp nhận rủi ro, không cầu toàn. Nhờ đó, tôi có thế hệ F2 tự tin nhận làm việc và nhận chuyển giao thành công", ông nói. 

Ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam chia sẻ trong buổi tọa đàm về câu chuyện chuyển giao thế hệ. 

Chia sẻ về thực trạng việcchuyển giao thế hệtrong các doanh nghiệp gia đình, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho biết để tạo ra một thế hệ kế cận cần khoảng thời gian từ 5-15 năm. Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới đã chuyển giao thành công qua nhiều thế hệ thì và Việt Nam vẫn đang thiếu hụt thế hệ F2 này.

Theo ông, kế nghiệp gia đình không phải quá trình dễ dàng bởi thế hệ đầu làm việc theo kinh nghiệm, trong khi thế hệ F2 được đào tạo bài bản ở nước ngoài, dẫn đến sự khác biệt về văn hóa giữa hai thế hệ. Tuy nhiên, theo ông, “vượt khó” là chỉ số quan trọng mà thế hệ sau cần nâng cao.

"Cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên cần có sức chịu đựng tốt", ông Đoàn nhấn mạnh. 

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái chia sẻ về câu chuyện chuyển giao thế hệ tại buổi tọa đàm. 

Chia sẻ về câu chuyện chuyển giao thế hệ trong các doanh nghiệp gia đình, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT khẳng định đào tạo con cái sẽ không tách khỏi đào tạo bố mẹ bởi giữa hai thế hệ có mục tiêu chung thì sẽ tìm được tiếng nói chung.

Điều thứ nhất để chuyển giao thành công, thế hệ F1 hãy chú ý và tạo điều kiện hơn nữa cho những đam mê nhỏ nhất của các con. “Sống mờ nhạt không giúp các vị duy trì được doanh nghiệp quy mô lớn”, ông Bình bày tỏ. 

Thứ hai, thế hệ F1 cần dạy các con phát huy điểm khác biệt của bản thân. Có người giao tiếp giỏi, có người sáng tạo, có người trầm tĩnh, những tính cách đó sẽ được bộc phát trong thực tiễn và trở thành điểm thu hút của nhà lãnh đạo.

Thứ ba, ở quy mô tầm cỡ, kiến thức xã hội chính là nền tảng quan trọng bởi “chỉ có người trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, mới ở trên đỉnh cao của lãnh đạo”, ông Bình khẳng định. Và sau cùng, theo Chủ tịch FPT, quan hệ, ở bất kỳ thế hệ nào, cũng là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Thế hệ F2 phải làm thế nào để có thể kết nối, được tin tưởng và được lắng nghe từ chính cộng đồng doanh nghiệp của mình.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, ông Trương Gia Bình cũng giới thiệu sự ra đời của Học viện Sao Đỏ F2được xây dựng dựa trên một trong năm mục tiêu của CLB doanh nhân Sao Đỏ đó là giới trẻ và hỗ trợ khởi nghiệp. Khóa đầu tiên sẽ có 20 bạn doanh nhân trẻ là F2 của các tập đoàn được đào tạo theo hình thức EduNext Platform.